Archives for 3 năm trước

TÌM HIỂU VỀ DỰ ÁN SÂN BAY LONG THÀNH

Ngay từ những tin tức đầu tiên về dự án sân bay quốc tế Long Thành, không ít các nhà đầu tư đã nhanh chóng đổ xô về khu vực này để mua đất. Cho đến nay, tình hình bất động sản ở sân bay Long Thành vẫn không ngừng thu hút sự chú ý của báo chí, truyền thông cho đến người dân. Đặc biệt là đối với giới đầu tư bất động sản thì siêu dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành chính là thời điểm vàng để đón đầu cơ hội.

Đặc điểm của bất động sản đó chính là sự thay đổi không ngừng. Do vậy, việc cập nhật thường xuyên tin tức về siêu dự án chính là điều mà các nhà đầu tư cần nắm rõ nếu đang muốn sở hữu một thửa đất đẹp ở gần khu vực sân bay Long Thành này.

1/ Vị trí sân bay Long Thành

Vì cơn sốt đất nền sân bay Long Thành, các vấn đề liên quan đến siêu dự án này luôn là đề tài nóng hổi mà các nhà đầu tư săn đón. “Sân bay Long Thành ở đâu?” là một trong những câu hỏi nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người. Nếu bạn có cùng thắc mắc trên thì đây là lúc bạn có được câu trả lời.

du-an-san-bay-Long-Thanh.png

Dựa trên thông tin quy hoạch thì Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ tọa lạc tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Thông tin về vị trí của sân bay không phải là thông tin kín, bạn có thể dễ dàng biết đến thông tin.

Vị trí địa lý của sân bay Long Thành sẽ:
– Cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40km
– Cách Thành phố Biên Hòa khoảng 30km
– Cách Thành phố Vũng Tàu khoảng 70km
– Cách Sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 43km
– Cách Thành phố Công nghiệp Nhơn Trạch khoảng 10km
– Nằm cạnh đường cao tốc TpHCM – Long Thành – Dầu Giây

2/ Quy mô sân bay Long Thành

Những thông tin về sân bay Long Thành hiện đang là đề tài yêu thích mà các nhà đầu tư bất động sản ở Đồng Nai đặc biệt quan tâm. Bạn vẫn hay rằng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là một siêu dự án, thế nhưng bạn vẫn chưa rõ về quy mô của dự án này ra sao mà lại được mệnh danh như thế?

Với ước tính sân bay Long Thành sẽ đón 100 triệu hành khách mỗi năm sau khi đã hoàn tất cả 3 giai đoạn. Trong đó có 4 đường cất hạ cánh, 4 nhà ga hành khách và các hạng mục phụ trợ liên quan khác. Như vậy, trong tương lai thì đây có thể là sân bay lớn nhất của Việt Nam.

Có thể thấy, với quy mô khủng như trên thì đây thực sự là một siêu dự án và là bệ phóng hoàn hảo để giá đất nền ở huyện Long Thành nói riêng và khu vực cận sân bay nói chung nhanh chóng cất cánh.

3/ Tổng mức đầu tư sân bay Long Thành

Để thấy được độ “khủng” của siêu dự án này thì phải nhắc đến tổng mức phí đầu tư cho dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Về thông tin du an sân bay Long Thành mới nhất, kế hoạch xây dựng sân bay này sẽ bao gồm 4 đường băng và chia làm 3 giai đoạn. Vốn đầu tư để hoàn tất cả 3 giai đoạn này là 16 tỉ USD.

dau-tu-du-an-san-bay-Long-Thanh.png

Theo Tổng Công Ty Cảng Hàng không Việt Nam thì quy mô của Cảng Hàng không quốc tế Long Thành tương đương với quy mô của các Cảng Hàng không lớn khác trên thế giới.

Cụ thể như Cảng Hàng không Đại Hưng tại Bắc Kinh, Trung Quốc có diện tích 47.000ha với thiết kế 7 đường băng và công suất 100 triệu hành khách/năm, 4 triệu tấn hàng hóa/năm. Mức đầu tư cho dự án xây sân bay này là 16,26 tỷ USD. Hoặc sân bay Istanbul ở Thổ Nhĩ Kỳ được thiết kế 4 đường băng, công suất 90 triệu hành khách/năm với mức vốn đầu tư là 12 tỷ USD.

Trong khi đó, dự án sân bay Long Thành với diện tích tương đương, công suất tương đương và mức vốn đầu tư lên tới 16 tỷ USD.

Mặc dù so sánh chỉ mang tính chất tham khảo nhưng qua đây cũng cho thấy quy mô của sân bay Long Thành thực sự “khủng”. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi siêu dự án này lại có tầm ảnh hưởng to lớn đến thị trường bất động sản của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đến như vậy.

4/ Tình hình sân bay quốc tế Long Thành mới nhất

Tình hình sân bay Long Thành mới nhất luôn được các nhà đầu tư cập nhật liên tục. Vào ngày 11 tháng 11 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký Quyết định số 1777/QĐ–TTg phê duyệt cho Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành ở giai đoạn 1.

tinh-hinh-du-an-san-bay-Long-Thanh.png

Theo dự kiến, công tác thiết kế và xây dựng dự án sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1 sẽ triển khai và hoàn tất trong khoảng 5 năm (từ năm 2020 – 2025). Trong đó, giai đoạn 1 với 1 nhà ga có công suất là 25 triệu hành khách/năm cùng 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm, đường hạ cánh cất cánh là 4000m x 60m cùng một số công trình liên quan khác.

Tổng mức đầu tư cho giai đoạn 1 này là 109.111 tỷ đồng (tương đương 4,664 tỷ USD). Ở giai đoạn 1 này, tổng lượng đất cần sử dụng là 2.668 ha để xây dựng sân bay, hệ thống giao thông,..

Nhiều nguồn tin đáng tin cậy từ Báo Thanh Niên cho biết, đơn vị tư vấn JFV – liên danh các nhà thầu Nhật – Pháp – Việt đã đề xuất vận dụng những công nghệ hiện đại nhất cho việc quản lý và khai thác Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Chẳng hạn như công nghệ nhân tạo cùng dữ liệu lớn sẽ được áp dụng.

Chúng ta có đủ cơ sở để mong chờ một sân bay lớn nhất cả nước được hình thành trong tương lai gần. Chắc chắn, sự có mặt của sân bay Long Thành sẽ là đòn bẩy hoàn hảo giúp tỉnh Đồng Nai tăng trưởng kinh tế vượt bậc.

Bên trên là những thông tin về sân bay long thành mới nhất 2020 mà Kaiser Land cập nhật. Mong rằng những tin tức chúng tôi mang đến sẽ giúp cho quý nhà đầu tư có thêm dữ liệu trong việc kinh doanh bất động sản của mình ở khu vực này. Liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ nếu như bạn vẫn còn những thắc mắc liên quan chưa thể giải đáp nhé!

SÂN BAY LONG THÀNH Ở ĐÂU? NHỮNG THÔNG TIN LƯU Ý KHÁC CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ

Hơn bao giờ hết, đây là thời điểm mà bất động sản Long Thành liên tục nhảy múa với những bước nhảy dài. Độ hot của siêu dự án sân bay quốc tế Long Thành đã giúp cho mảnh đất Đồng Nai nhanh chóng trở thành tâm điểm của vô số nhà đầu từ khắp nơi đổ về. Kaiser Land xin tiếp tục cập nhật tình hình siêu dự án này về vị trí sân bay Long Thành ở đâu và những thông tin liên quan khác.

1/ Tìm hiểu vị trí địa lý của sân bay Long Thành:

Việc nắm được vị trí của dự án Cảng Hàng Không Quốc tế Long Thành là điều vô cùng quan trọng mà các nhà đầu tư đang nhắm đến thị trường bất động sản ở Long Thành cần biết. Có như vậy, nhà đầu tư mới tính toán và lựa chọn những thửa đất có vị trí đẹp dựa trên sức ảnh hưởng của siêu dự án này.

san-bay-long-thanh-o-dau.png

Cảng Hàng không Quốc Tế được xây dựng tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Câu hỏi đặt ra là vị trí này có gì đặc biệt? Sau đây là một vài thông tin để nhà đầu tư dễ dàng nắm rõ hơn về vị trí địa lý này.

Với vị trí này, sân bay quốc tế Long Thành sẽ:
– Cách Thành phố Hồ Chí Minh về hướng Đông 40km
– Cách Thành phố Biên Hòa về hướng Đông Nam 34km
– Cách Thành phố Vũng Tàu về hướng Bắc 70km
– Cách sân bay Tân Sơn Nhất 43km
– Cách cửa vào Thành phố Công Nghiệp Nhơn Trạch chỉ 10km

Ngoài ra, Sân bay quốc tế Long Thành cũng:
– Nằm cạnh thị trấn Long Thành
– Nằm cạnh đường cao tốc TpHCM – Long Thành – Dầu Giây

Bên trên là thông tin về vị trí sân bay Long Thành mới nhất được Kaiser Land cập nhật cho quý nhà đầu tư đang quan tâm đến siêu dự án này.

2/ Mức giá đất sân bay Long Thành liên tục nhảy múa

Theo nhận định của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) thì dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành có quy mô khủng tương đương với các Cảng Hàng không hiện đại nhất thế giới.

san-bay-long-thanh-muc-gia.png

Chẳng hạn như tổng diện tích dự án 4.700 ha với công suất 100 triệu hành khách/năm của sân bay Long Thành tương đương với quy mô của sân bay Đại Hưng ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Trong khi đó, sân bay Đại Hưng ở Bắc Kinh có số vốn đầu tư là 16,26 tỷ USD, sân bay Istanbul có vốn đầu tư là 12 tỷ USD thì sân bay Long Thành cũng không kém cạnh khi có số vốn đầu tư lên đến 16 tỷ USD.

Với quy mô dự án “khủng” như trên mà sân bay Long Thành chưa cất cánh thì mức giá đất nền sân bay Long Thành đã không ngừng bay nhảy. Cụ thể như sau:

– Vào năm 2018, giá đất Long Thành dao động từ 8 – 15 triệu đồng/m2 tùy khu vực.
– Cuối năm 2019, giá đất đã tăng vọt lên đến con số từ 15 – 30 triệu đồng/m2.
– Đầu năm 2020, mức giá đất của các khu vực trung tâm Long Thành tăng mạnh bất chấp dịch bệnh. Một số khu vực có mức giá đất lên tới 60 – 80 triệu đồng/m2 và thậm chí là khu đường D3 có giá đất tăng đỉnh 120 triệu đồng/m2.

Với những thông tin về giá sân bay Long Thành mới nhất được cập nhật liên tục, có thể thấy rằng việc đầu tư vào khu vực này vừa là cơ hội nhưng cũng khó tránh khỏi thách thức và rủi ro.

3/ Cảnh báo các nhà đầu tư về cơn sốt ảo

Bên cạnh những dự án hạ tầng đô thị hiện đại được thiết kế bài bản và đồng bộ trên toàn tỉnh Đồng Nai (khoảng 300 dự án), đặc biệt là các dự án đô thị đến từ các chủ đầu tư lớn, giàu uy tín như Gem Sky World của Tập Đoàn Đất Xanh, dự án Aqua City của Novaland,.. mà các nhà đầu tư nên cân nhắc lựa chọn.

san-bay-long-thanh-canh-bao

Các nhà đầu tư cần cẩn trọng với cơn sốt ảo đang lan rộng trên địa bàn huyện Long Thành với những thông tin vô căn cứ như việc sáp nhập Long Thành với Thành phố Hồ Chí Minh hay xây dựng Tòa nhà Quốc hội phía Nam, Khu Công Nghiệp Long Đức mở rộng hay xây dựng các trường Đại học,… tại địa bàn huyện Long Thành. Với những thông tin được giới cò đất vẽ ra nhằm đẩy giá đất nền Long Thành tăng ảo đang rất phổ biến. Quý nhà đầu tư cần hết sức cẩn trọng để tránh trở thành nạn nhân trong các sự việc này.

Việc lựa chọn những nhà môi giới bất động sản đáng tin cậy thực sự là việc cần thiết để đảm bảo an toàn cho quyền lợi của bạn. Do đó, Kaiser Land khuyến cáo các nhà đầu phải thật sáng suốt và tỉnh táo trong từng quyết định của mình để rót vốn đúng nơi, đúng thời điểm. Có như vậy, nhà đầu tư nhỏ lẻ mới có thể thu lợi nhuận thích đáng cho việc đầu tư của mình được.

Bên trên là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Sân bay Long Thành ở đâu cùng những vấn đề liên quan khác. Kaiser Land – Công ty môi giới bất động sản chuyên khu vực vùng ven TpHcm như Bình Dương, Đồng Nai hân hạnh được sát cánh cùng quý vị trong quá trình tìm hiểu và đầu tư đất nền Long Thành. Liên hệ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất về bất động sản Long Thành nhé!

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LỘ GIỚI MÀ NHÀ ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN KHÔNG NÊN BỎ QUA

Lộ giới có thể là cụm từ xa lạ đối với nhiều người dân nhưng tuyệt đối không nên xa lạ đối với các nhà đầu tư bất động sản. Việc thiếu hiểu biết về lộ giới có thể khiến bạn gặp phải một số rủi ro không đáng có. Các câu hỏi liên quan đến cụm từ “lộ giới” sẽ được Kaiser Land giải mã trong bài viết này. Nếu quý khách hàng nào đang chưa rõ về lộ giới là gì hay những vấn đề liên quan đến cụm từ này thì đừng nên bỏ qua bài viết sau đây nhé!

NHUNG-DIEU-CAN-BIET-VE-LO-GIOI.png

1/ Lộ giới là gì?

Trước hết, Kaiser Land sẽ trả lời câu hỏi: Lộ giới là gì? cho quý vị đang quan tâm. Nếu bạn nghe thấy “chỉ giới đường đỏ” thì đây cũng là một cách nói khác của lộ giới mà thôi. Lộ giới là từ ngữ mà cơ quan nhà nước sử dụng để nói về ranh giới quy hoạch mở đường hoặc mở hẻm trong một khu vực. Hay nói cách khác thì lộ giới chính là điểm cuối về chiều rộng của con đường. Lộ giới sẽ được tính từ tim đường sang hai bên con đường.

Vậy mốc lộ giới là gì? Bạn đã từng nghe đến mốc lộ giới chưa?
Cơ quan nhà nước sẽ giúp người dân nhận biết rõ lộ giới bằng cách cắm cọc lộ giới 2 bên đường gọi là mốc lộ giới. Như vậy, người dân khi đã xác định được lộ giới sẽ có kế hoạch xây dựng các công trình kiến trúc phù hợp mà không vi phạm vào phạm vi mốc lộ giới.

Lộ giới và chỉ giới đường đỏ thực hiện chức năng tương tự nhau. Tuy nhiên, nếu như lộ giới là ranh giới được cơ quan nhà nước đánh dấu trên thực tiễn thì chỉ giới đường đỏ là ranh giới được xác định ở trên bản đồ nhằm thể hiện quy hoạch và thực địa.

2/ Hành lang lộ giới là gì?

Bên cạnh câu hỏi: Lộ giới là gì? thì “hành lang lộ giới là gì?” cũng là thắc mắc mà chúng tôi nhận được từ nhiều khách hàng.

Hanh-lang-lo-gioi-la-gi.png

Tìm hiểu về Khoản 5, Điều 3, Luật giao thông đường bộ thì bạn sẽ biết được khái niệm về hành lang lộ giới. Hành lang lộ giới hay chính là hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên của đường bộ và được tính từ mép ngoài đất của đường đến 2 bên. Mục đích của hành lang lộ giới nhằm đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông đường bộ.

Theo Điều 3 Luật xây dựng 2014, hành lang lộ giới sẽ có khoảng lùi tùy thuộc vào độ cao của từng nhà. Các công trình có độ cao càng lớn thì mức độ lùi sẽ càng sâu hơn. Như vậy, dựa vào hành lang lộ giới mà người dân cần tính toán kỹ lưỡng về các công trình bất động sản sao cho phù hợp với quy định và có độ bền lâu dài.

3/ Đất nằm trong lộ giới là gì?

Tiếp đến, Kaiser Land sẽ trả lời câu hỏi: Đất nằm trong lộ giới là gì? Đây cũng là một câu hỏi quan trọng mà các nhà đầu tư bất động sản cần nắm rõ câu trả lời.

Đất nằm trong lộ giới hay đất vướng lộ giới tức là phần đất nằm trong khu vực lộ giới mà nhà nước đã quy hoạch. Hoặc phần đất này còn được gọi là đất có diện tích nằm trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ. Khoản 3, Điều 5, Luật giao thông đường bộ nói rõ rằng hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên của đường bộ được tính từ mép ngoài đất của đường đến hai bên nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường bộ cho người tham gia.

Dat-nam-trong-lo-gioi-la-gi-1.png

Câu hỏi được đặt ra tiếp theo đó là liệu đất nằm trong lộ giới có được cấp sổ đỏ hay không?

Câu trả lời dành cho bạn như sau:

Các công trình nhà cửa khi đã xây dựng trong giới hạn lộ giới thì sẽ không được công nhận hoàn công. Hoàn công là một thủ tục pháp lý quan trọng mà chủ đầu tư/chủ nhà phải thực hiện với cơ quan nhà nước.

Một số công trình nhà cửa được xây dựng trong phạm vi lộ giới vẫn có khả năng được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu ở trước hợp đã xây dựng trước khi cắm mốc lộ giới.

Khi đất lộ giới không được công nhận thì phần đất này cũng không nhận được đền bù theo quy định về bồi thường đất lộ giới.

Như vậy, việc tìm hiểu về “lộ giới hẻm là gì” và những vấn đề liên quan khác là điều cực kỳ quan trọng mà mọi người dân cần nắm vì quyền lợi của chính mình. Đặt biệt là đối với các nhà đầu tư bất động sản thì đây lại là một vấn đề quan trọng cần xem xét và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định mua một thửa đất nào đó. Có như vậy thì bạn mới tránh được những rủi ro có thể xảy ra để không bị “thiệt đất” một cách oan uổng vô cùng đáng tiếc.

Mong rằng với những thông tin về lộ giới là gì cũng những thắc mắc liên quan đã được giải đáp từ Kaiser Land thì bài viết này sẽ thực sự hữu ích dành cho quý vị. Tiếp tục đón đọc những bài viết khác của Kaiser Land để nhận được những thông tin hữu ích nhất về bất động sản bạn nhé!

SÂN BAY LONG THÀNH KHI NÀO KHỞI CÔNG?

Siêu dự án sân bay quốc tế Long Thành được nhận định là dự án có quy mô lớn tương đương với những sân bay lớn và hiện đại nhất trên thế giới. Đó là lý do vì sao thời gian khởi công dự án lại là thông tin quan trọng được các nhà đầu tư quan tâm đến như vậy. Thông tin về sân bay Long Thành khi nào khởi công sẽ được Kaiser Land giải đáp trong bài viết này. Mời quý nhà đầu tư cùng dành ít phút để tìm hiểu thông tin quan trọng này nhé!

1/ Tìm hiểu về dự án sân bay quốc tế Long Thành

Về dự án xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, đây là siêu dự án đã thu hút được sự quan tâm của báo chí và truyền thông trong suốt một thời gian dài. Cho đến hiện nay, sức nóng của dự án này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Với mức đầu tư lên đến 16 tỷ USD và quy mô khủng, sân bay Long Thành sẽ là sân bay lớn nhất tại Việt Nam.

san-bay-Long-Thanh-khi-nao-khoi-cong-2.png

Sau đây là một vài thông tin quan trọng cơ bản nhất về dự án xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành:

– Về vị trí
Dự án xây dựng Sân bay quốc tế Long Thành tọa lạc tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai do chủ công trình là: Chính phủ Việt Nam. Cơ quan quản lý dự án là Tổng Công ty Cảng Hàng không Miền Nam.

– Quy mô dự án
Sân bay Long Thành được mệnh danh là siêu dự án vì quy mô rất “khủng” của dự án này. Một vài thông số kỹ thuật sau đây sẽ cho thấy mức độ cực kỳ hoành tráng của dự án này.

Theo kế hoạch, sau khi hoàn thành dự án thì sân bay Long Thành mới nhất sẽ:

● Có 4 đường cất hạ cánh theo tiêu chuẩn quốc tế với diện tích dài 4.000m, rộng 60m. Phục vụ được máy bay 2 tầng khổng lồ như là Airbus A380, Boeing 747-8.
● Có 4 nhà ga hiện đại, rộng với công suất phục vụ cho 100 triệu hành khách mỗi năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
● Diện tích quanh sân bay là 25.000 ha với diện tích của sân bay khoảng gần 5.000 ha.

– Các giai đoạn
Cảng Hàng không quốc tế Long Thành dự kiến sẽ được hoàn tất sau 3 giai đoạn:
● Giai đoạn 1: Xây dựng 1 đường băng và một nhà ga hành khách cùng một vài công trình liên quan khác. Công suất: 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.
● Giai đoạn 2: Tiếp tục xây dựng thêm một đường cất hạ cánh cấu hình mở và 1 nhà ga hành khách với công suất 50 triệu hành khách/năm và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.
● Giai đoạn 3: Hoàn thành các hạng mục còn lại để có 4 đường băng, 4 nhà ga cho sân bay với công suất 100 triệu khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Bên trên là 1 vài thông tin tổng quan quan trọng cần biết về dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

2/ Sân bay Long Thành bao giờ khởi công?

“Sân bay Long Thành khi nào khởi công?” chính là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư bất động sản đang hướng đến địa phận huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

san-bay-Long-Thanh-khi-nao-khoi-cong.png

Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam đã hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi và trình cho Hội đồng Thẩm định nhà nước. 24/08/2020, Hội đồng Thẩm định đã họp để có ý kiến thẩm định và số đông đã thông qua bản báo cáo. Sau đó, Bộ Kế hoạch – Đầu Tư đã hoàn thiện báo cáo để trình cho Thủ tướng phê duyệt dự án.

Đến ngày 11/11/2020, Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã ký Quyết định số 1777/QĐ–TTg để phê duyệt Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

Với tiến độ hiện tại, dự kiến thì sân bay quốc tế Long Thành sẽ bắt đầu được khởi công vào khoảng tháng 5 năm 2021 và sẽ hoàn tất vào năm 2025.

Như vậy, chúng ta có thể tin rằng vào năm 2021 tới đây, công trình xây dựng sân bay Long Thành sẽ bắt đầu công tác xây dựng. Và chẳng bao lâu nữa, Việt Nam sẽ có một sân bay lớn nhất cả nước ngang tầm các sân bay hiện đại mới hoạt động trên thế giới.

3/ Cập nhật tình hình sân bay Long Thành mới nhất

Có thể thấy, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 khiến kinh tế cả nước gặp khó khăn. Tuy nhiên ACV vẫn ưu tiên nguồn lực cho các dự án trọng điểm, trong đó có dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.

san-bay-Long-Thanh-khi-nao-khoi-cong-1.png

Ngoài thông tin về thời gian khởi công sân bay Long Thành mới nhất thì theo thông tin từ Bộ Giao thông vận tải, việc bàn giao toàn bộ số diện tích đất cho dự án trong giai đoạn 1 gặp một vài khó khăn. Quá trình thu hồi đất vướng phải nhiều trở ngại do giá đất hiện tại đã có nhiều thay đổi so với lúc lập dự án, diện tích đất của nhiều trường hợp tăng hoặc giảm so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…

Tuy nhiên, ACV lên tiếng khẳng định rằng tiến độ chung của toàn dự án sẽ không bị ảnh hưởng vì phần diện tích cần đảm bảo để khởi công dự án trên cơ bản đã hoàn thành.

Các nhà đầu tư đang quan tâm đến thị trường Long Thành cần thường xuyên cập nhật tình hình bất động sản tại đây. Đặc biệt là tiến độ dự án sân bay Long Thành sẽ có ảnh hưởng lớn đến giá đất của toàn khu vực nên cần dõi theo siêu dự án này thường xuyên.

Quý nhà đầu tư cũng cần cẩn trọng kiểm chứng thông tin, lựa chọn nhà môi giới đáng tin cậy để tránh rơi vào cơn sốt ảo đang rất phổ biến. Chắc chắn, việc đầu tư sáng suốt là điều cần thiết để tránh rủi ro và thu hồi được lợi nhuận mong muốn. Vì nguy cơ cơn sốt ảo lan rộng có thể khiến nhiều nhà đầu tư mất tỉnh táo rơi vào bẫy chỉ vì muốn “đón đầu cơ hội” mà lãnh thiệt hại không đáng.

Bên trên là thông tin về câu hỏi “sân bay Long Thành khi nào khởi công”. Cảm ơn quý vị đã dành thời gian cho bài viết này của Kaiser Land. Nếu những thông tin chúng tôi mang lại ích lợi, mong quý vị tiếp tục theo dõi những bài viết khác để cập nhật tình hình về bất động sản Long Thành nhé!

TÌM HIỂU VỀ SỔ ĐỎ VÀ NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT LIÊN QUAN KHÁC

Sổ đỏ không phải là từ ngữ xa lạ đối với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, sổ đỏ là gì, tầm quan trọng ra sao và phải làm sao để được cấp sổ đỏ là vấn đề không phải ai cũng nắm rõ. Hiểu đúng các thông tin về sổ đỏ là điều cần thiết để tránh những rủi ro trong quá trình mua bán bất động sản. Do đó, Kaiser Land xin được gửi đến những thông tin cần thiết liên quan đến “sổ đỏ” để quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn.

1/ Sổ đỏ là gì?

“Sổ đỏ là gì?” là câu hỏi đầu tiên mà bạn cần trả lời được. Sổ đỏ là ngôn ngữ thông thường, ngắn gọn được người dân sử dụng để chỉ về “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất”. Sở dĩ quyển sổ này được người dân gọi là sổ đỏ vì sổ có màu sắc là màu đỏ.

So-do-la-gi.png

Sổ đỏ là từ ngữ thông thường người dân sử dụng để thuận tiện chứ không được pháp luật quy định. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành.

Như vậy, trên cơ sở pháp lý không tồn tại “sổ đỏ” mà chỉ có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất mà thôi.

Thế thì Sổ đỏ hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?
Đây là chứng thư pháp lý để nhà nước xác định người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản gắn liền với đất khác. Cụ thể như sau:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.” Theo Khoản 16, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013.

2/ Sổ đỏ ghi những nội dung gì?

Bên cạnh câu hỏi: Sổ đỏ là gì? thì sổ đỏ ghi những nội dung gì cũng là một câu hỏi đáng được quan tâm khác. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường phát hành Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với một mẫu duy nhất được sử dụng trong phạm vi cả nước. Mọi loại đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất đều sử dụng chung một mẫu thống nhất này (Theo Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT).

So-do-ghi-nhung-noi-dung-gi.png

Sau đây là nội dung ghi được ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Gọi tắt là Giấy chứng nhận):

– Trang 1:
● Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” được in màu đỏ;
● Mục I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen;
● Dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Trang 2:
● Mục II. “Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú;
● Ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận;
● Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.
Sử dụng chữ màu đen cho trang thứ 2.

– Trang 3:
Tiếp tục sử dụng chữ màu đen cho trang thứ 3.
● Mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”;
● Mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”.

– Trang 4:
In chữ màu đen với nội dung:
● Nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”;
● Nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch.

– Trang 5:
Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm:
● Dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”;
● Số hiệu thửa đất;
● Số phát hành Giấy chứng nhận;
● Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;
● Mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” giống như trang 4 của Giấy chứng nhận.

3/ Điều kiện để được cấp sổ đỏ là gì?

Có thể nói, vai trò của sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) là vô cùng quan trọng vì đây là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Thế nên ngoài việc tìm hiểu sổ đỏ là gì, nội dung sổ đỏ ra sao thì điều kiện để được cấp sổ đỏ cũng là một vấn đề cực kỳ quan trọng mà tất cả nhà đầu tư bất động sản cần nắm được.

Dieu-kien-de-duoc-cap-so-do.png

Để biết về điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, mời quý vị xem qua Khoản 1, khoản 2, khoản 3, Điều 100, Luật Đất đai năm 2013 với những trường hợp đủ điều kiện:

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

4/ Các thắc mắc liên quan khác:

Ngoài thông tin về: sổ đỏ là gì, nội dung ghi trên sổ đỏ, điều kiện để được cấp sổ đỏ thì Kaiser Land xin được giải đáp một vài thắc mắc liên quan thường gặp khác cho quý khách hàng.

– Sổ đỏ tên tiếng Anh là gì?
Sổ đỏ Tiếng Anh là gì? Đây cũng là một thắc mắc thường thấy khi tìm hiểu về vấn đề sổ đỏ. Tên tiếng Anh của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay sổ đỏ) là Certificates of land use rights.

– Sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào?
Sổ đỏ và sổ hồng vẫn thường hay bị nhầm lẫn với nhau. Vậy thì liệu 02 loại sổ này có giống nhau? Để phân biệt được sổ đỏ và sổ hồng là gì? bạn có thể xem qua một vài điểm so sánh sau đây:

● Sổ đỏ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất (theo khoản 20 Điều 4 Luật Đất đai 2003). Trong khi đó, Sổ hồng là tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở được cấp cho chủ sở hữu theo quy định:

+ Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
+ Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
(Theo Điều 11 Luật Nhà ở 2005).

● Sổ đỏ là do Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành còn sổ hồng là do Bộ xây dựng ban hành.

● Hai loại sổ này được gọi dựa vào màu sắc của nó.

Tuy nhiên, Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 10/12/2009 đã thống nhất hai loại giấy trên với chung một tên gọi là: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,” do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Nếu đã được Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước ngày 10/12/2009 mà vẫn muốn đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì vẫn được đổi theo quy định.

– Sổ đỏ chung là gì?
Sổ đỏ chung là gì? cũng là một câu hỏi mà Kaiser Land nhận thấy cần được giải đáp. Sổ đỏ chung là loại Giấy chứng nhận đồng sở hữu về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất do 2 phía đứng tên chung trong sổ.

Giấy chứng nhận chung được cấp cho 2 chủ sở hữu với một quyền sở hữu quy chế pháp lý.
● Cả 2 cùng có quyền sở hữu tài sản trong số xác định.
● Khi có vấn đề liên quan đến việc định đoạt thửa đất thì không thể do 1 bên quyết định mà cần có sự đồng thuận của cả 2 bên.

Vì sổ đỏ chung sẽ gặp một số khó khăn trong việc định đoạt tài sản. Do đó, việc tách sổ đỏ riêng là mong muốn của đa số. Tuy nhiên, để có thể tách sổ đỏ riêng thì cần tuân thủ quy định tách thửa với diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật.

– Sổ đỏ lâu dài là gì?
Bạn đã nghe đến sổ đỏ lâu dài chưa? Sổ đỏ lâu dài là gì? cũng là một thắc mắc được nhiều người dân quan tâm vì chưa rõ về khái niệm này. Ngay sau đây sẽ là lời giải đáp dành cho bạn!

Sổ đỏ lâu dài là loại giấy tờ ghi nhận quyền sử dụng đất ở và phi kinh tế của chủ sở hữu trong hạn vĩnh viễn. Còn đất sử dụng vào mục đích kinh tế sẽ có hạn là 50 năm. Theo điều 126, Luật Đất đai 2013, cụ thể về Giấy chứng nhận lâu dài như sau:

● Đối với đất nông nghiệp của các cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Nếu hết thời hạn sử dụng, cá nhân hoặc hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được tiếp tục sử dụng đất khi có nhu cầu.
● Loại đất được dùng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, làm muối và nuôi trồng thủy sản.
● Loại đất sử dụng vào mục đích dịch vụ, thương mại, làm cơ sở để sản xuất phi nông nghiệp. Thực hiện một số dự án đầu tư đối với người Việt định cư ở nước ngoài hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bên trên là thông tin về sổ đỏ là gì cùng những vấn đề liên quan khác về sổ đỏ đã được Kaiser Land giải đáp. Mong ước những tin tức trên thực sự đã thỏa mãn được thắc mắc của quý vị. Với ước ao mang lại những thông tin giá trị cho quý khách hàng, Kaiser Land rất mong nhận được sự đồng hành của quý vị để tiếp tục mang đến những bài viết chất lượng và hữu ích khác.

CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Tìm hiểu quy định về các vấn đề liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp là vấn đề mà Kaiser Land sẽ trình bày trong bài viết này. Từ điều kiện, thủ tục, phí cho đến mẫu đơn xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất đều sẽ được chúng tôi giải đáp cách rõ ràng trong bài viết này. Quý khách hàng đang quan tâm vui lòng dành ít phút để xem qua những thông tin bên dưới đây nhé!

1/ Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?

Trước khi nói đến điều kiện, quy trình thực hiện, mức phí cũng như thuế khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bạn cần hiểu rõ “chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?” trước đã.

Như tên gọi của mình, chuyển nhượng quyền sử dụng đất là người có quyền sử dụng đất sẽ chuyển giao đất cũng như quyền sử dụng cho người được chuyển nhượng (hay chính là người nhận quyền sử dụng đất được chuyển giao). Đồng thời, lúc này bên chuyển giao sẽ nhận được số tiền tương ứng với giá trị đất đã chuyển giao theo thỏa thuận của hai bên.

Chuyen-nhuong-quyen-su-dung-dat.png

2/ Tìm hiểu điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Để có thể đi vào quy trình chuyển nhượng đất, bạn cần xác định xem mình có đủ điều kiện để chuyển nhượng đất hay không. Thế thì người muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có điều kiện như thế nào?

Theo Khoản 1 và Khoản 3, Điều 188, Luật Đất Đai 2013 thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đáp ứng yêu cầu trong trường hợp sau:

– Người chuyển nhượng phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Đất được chuyển nhượng phải là đất không có tranh chấp
– Đất được chuyển nhượng vẫn phải đang trong thời hạn sử dụng đất
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền và chỉ có hiệu lực từ khi đăng ký vào sổ địa chính.

dieu-kien-chuyen-nhuong-quyen-su-dung-dat.png

Như vậy, các cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất thuê và trả tiền hàng năm thì không được phép tặng cho hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà chỉ có thể tặng cho, chuyển nhượng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình gắn liền với đất thuê.

Nếu vi phạm các điều kiện trên thì việc đăng ký xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ không được thực hiện.

3/ Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất diễn ra như thế nào?

Quy trình, thủ tục thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là phần quan trọng nhất mà quý khách hàng không thể bỏ qua. Chúng tôi sẽ nói về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2019 ở phần này.

Thu-tuc-chuyen-nhuong-quyen-su-dung-dat.png

Quy trình thực hiện bao gồm các bước như sau:

– Bước 1: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng
Trước hết, quý vị cần chuẩn bị đó là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng. Khi đi công chứng hợp đồng đã soạn thảo, quý vị cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
1. Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
2. Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
3. Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
4. Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
5. Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có (ví dụ: giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong trường hợp người chuyển nhượng là cá nhân độc thân; sổ hộ khẩu trong trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình; đăng ký kết hôn trong trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng; giấy/hợp đồng ủy quyền trong trường hợp ủy quyền ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất…)

– Bước 2: Nộp hồ sơ cho văn phòng đăng ký đất đai
Sau khi đã công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bước tiếp theo bạn cần thực hiện đó là nộp hồ sơ cho văn phòng đăng ký đất đai. Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất đầy đủ sẽ bao gồm các giấy tờ sau đây:

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (01 bản chính + 02 bản photo có chứng thực)
2. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (02 bản có công chứng)
3. CMND, hộ khẩu 2 bên chuyển nhượng (02 bản có chứng thực)
4. Giấy tờ chứng minh tài sản chung/ riêng (giây xác nhận tình trạng hôn nhân, 02 bộ có chứng thực)
5. Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (01 bản chính)
6. Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản chính)
7. Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản chính)
8. Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (02 bản chính)
9. Tờ khai đăng ký thuế
10. Sơ đồ vị trí nhà đất (01 bản chính)
Sau khi văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận sẽ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được chuyển đến Cơ quan thuế và Phòng Tài Nguyên và Môi Trường. Thời gian thủ tục sang tên sẽ kéo dài khoảng 10 ngày.

– Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính
Bước tiếp theo trong thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó chính là việc thực hiện nghĩa vụ tài chính. Văn phòng đăng ký đất đai sẽ gửi thông báo về chủ thửa đất để chủ thửa thực hiện nghĩa vụ tài chính về các khoản phí và thuế phải nộp ngay khi có thông báo từ Cơ quan thuế.

– Bước 4: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Khi đã hoàn tất nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định, chủ thửa đất sẽ nộp lại biên lai cho văn phòng đất đai. Sau đó, bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bên trên là thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2020 mà Kaiser Land gửi đến quý khách hàng đang quan tâm đến quy trình thực hiện.

4/ Tìm hiểu phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Song song với điều kiện, quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì mức phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng là một vấn đề được quan tâm nhiều từ phía người chuyển nhượng. Về mức phí và thuế mà bạn phải hoàn thành bao gồm:

– Lệ phí trước bạ
Đây là lệ phí mà bên mua sẽ chịu. Cụ thể như sau:
● Tiền nộp đất = (Diện tích đất) X (Giá đất) X (Lệ phí)
● Tiền nộp nhà = (Diện tích nhà) X (Cấp nhà) X (Lệ phí)

Trong đó:
● Diện tích đất tính bằng m2
● Giá đất tính theo bảng giá
● Lệ phí = 0,5%

Một số trường hợp sẽ không phải nộp lệ phí trước bạ như:
● Chuyển nhượng tài sản cho vợ chồng, con cái hoặc cha mẹ.
● Nhà đất được đền bù hay mua bằng tiền đền bù
● Khi phân chia nhà đất cho những người trong hộ gia đình và nhà đất đã có giấy chứng nhận chung hộ gia đình.

– Thuế thu nhập cá nhân
Thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2020 mà bên bán phải chịu đó là thuế thu nhập cá nhân. Sẽ có 2 cách tính thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:

● Cách 1: Thuế thu nhập cá nhân = 25% giá trị lợi nhuận (giá bán – giá mua)
● Cách 2: Thuế thu nhập cá nhân = 2% giá chuyển nhượng (giá ghi trong hợp đồng)
Cách 2 sẽ được áp dụng nếu như không xác định được giá mua. Đây là cách mà Cơ quan thuế thường áp dụng hơn.

Một số trường hợp bạn không phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi:
● Chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
● Chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
● Nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
Ngoài lệ phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhân thì trong quá trình thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bạn cũng sẽ tốn chi phí photo giấy tờ và công chứng hợp đồng chuyển nhượng.

5/ Một số thắc mắc liên quan khác

Bên cạnh thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2019 đã được chia sẻ, Kaiser Land cũng sẽ giải đáp một số thắc mắc liên quan khác cho quý khách hàng.

– Loại đất nào không được phép chuyển nhượng?
Loại đất nào không được phép chuyển nhượng là một vấn đề mà quý khách hàng cần nắm được câu trả lời rõ ràng. Theo quy định của Điều 191, Luật Đất Đai có nêu rõ các trường hợp sau đây thì không được chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất.

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó”.

– Thời gian nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là bao lâu?
Thời gian để nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là bao lâu cũng là một câu hỏi được nhiều khách hàng quan tâm. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, 30 ngày là khoảng thời gian tối đa mà quý vị sẽ nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Những lưu ý cần biết khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Có một số vấn đề mà quý vị cần lưu ý khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

● Thứ 1: Cần kiểm tra giấy tờ pháp lý cẩn thận khi có ý định mua nhà đất để tránh bị kẻ gian dẫn dụ. Tốt hơn hết, bạn nên nhờ các chuyên môn như công chứng viên, cán bộ phòng tài nguyên môi trường kiểm tra. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra tài sản trên thực tế và tài sản trên giấy chứng nhận xem có giống nhau hay không.

● Thứ 2: Cần kiểm tra sự ổn định nhà đất là điều quan trọng. Qúy vị nên tìm đến UBND phường, xã, thị trấn,.. để biết thêm thông tin về việc đất có đang bị tranh chấp hay không.

● Thứ 3: Trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ chồng thì khi ký kết hợp đồng cần có mặt đủ cả 2 người. Thế nên nếu vợ chồng không ở Việt Nam thì sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

● Thứ 4: Bạn cũng cần kiểm tra kỹ xem đất, nhà bán có đang liên quan đến bên thứ 3 như đã được đặt cọc hay thế chân gì khác không. Trường hợp bất động sản mua bán có liên quan thì cần hủy bỏ giao dịch rồi mới có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất được.

Nắm rõ 4 lưu ý quan trọng trên để tránh thiệt hại cho bản thân trong quá trình mua bất động sản là điều mà nhà đầu tư cần hết sức chú ý.

Bên trên là các thông tin về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2019 cùng những thông tin liên quan khác đã được Kaiser Land chia sẻ. Hy vọng những thông tin chúng tôi đem lại thực sự hữu ích cho quý vị trong quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

TÌM HIỂU VỀ ĐẤT TRỒNG CÂY LÂU NĂM VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHÁC

Đất trồng cây lâu năm là một trong những loại đất phổ biến. Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề đặt ra xung quanh việc đền bù hay mua bán đất trồng cây lâu năm mà các nhà đầu tư bất động sản cần quan tâm. Ở bài viết này, Kaiser Land sẽ mang lại các thông tin liên quan đến đất trồng cây lâu năm để quý nhà đầu tư hiểu rõ và tránh những rủi ro khi mua loại đất này.

1/ Đất trồng cây lâu năm là gì?

Đất trồng cây lâu năm là gì? là câu hỏi đầu tiên bạn cần nắm được khi tìm hiểu về loại đất này.

Theo căn cứ tại Điều 10, Luật Đất Đai 2013 thì đất trồng cây lâu năm thuộc đất nông nghiệp (dựa theo mục đích sử dụng), được nhà nước giao cho cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức trồng cây lâu năm để sản xuất.

tim-hieu-ve-dat-trong-cay-lau-nam

“Điều 10: Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;”

Ngoài ra, dựa vào Thông Tư Thông tư 27/2018/TT-BTNMT có quy định về thống kê, kiểm kê đất đai thì đất trồng cây lâu năm là loại đất nông nghiệp sử dụng cho các loại cây được trồng một lần và sinh trưởng cũng như cho thu hoạch trong nhiều năm.

2/ Có nên mua đất trồng cây lâu năm không?

Nhà đầu tư bất động sản trong quá trình tìm kiếm một thửa đất đẹp như ý sẽ thường xuyên gặp phải việc rao bán đất trồng cây lâu năm. Vì đất trồng cây lâu năm là loại đất có diện tích phổ biến ở nước ta. Do đó, giao dịch mua bán đất trồng cây lâu năm không phải là điều hiếm gặp trên thị trường bất động sản. Vậy thì liệu nhà đầu tư có nên mua đất trồng cây lâu năm hay không?

tim-hieu-ve-dat-trong-cay-lau-nam-1

Để trả lời câu hỏi có nên đầu tư mua đất trồng cây lâu năm không, Kaiser Land nghĩ rằng quý khách hàng nên xem qua những rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm sau đây:

– Thứ 1: Đất bị vướng quy hoạch
Việc quy hoạch đất để phục vụ cho sự phát triển chung của nước nhà đã không còn là điều xa lạ đối với người dân. Với tốc độ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay thì đất trồng cây lâu năm sẽ đối diện với khả năng bị quy hoạch là rất cao.

Nếu đất trồng cây lâu năm vướng quy hoạch sẽ gặp phải một số rủi ro về mặt pháp lý. Mức bồi thường cho đất thu hồi cũng tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau mà mức giá cũng có sự khác biệt. Giá đất trồng cây lâu năm cũng tương đối thấp hơn các loại đất khác nên đây cũng là một rủi ro cho nhà đầu tư.

Mặt khác, khi đất nằm trong quy hoạch nhà nước thì chủ thửa đất cũng bị hạn chế một số quyền trong việc sử dụng đất.

– Thứ 2: Đất không đảm bảo pháp lý
Một rủi ro khác mà nhà đầu tư cần hết sức lưu ý khi mua bán đất trồng cây lâu năm đó chính là đất không đảm bảo đủ pháp lý. Hiện nay, những bảng cảnh báo “dự án đất ma” xuất hiện rất nhiều vì chiêu trò làm giả sổ đỏ để lừa dối người mua hàng rất phổ biến.

Không ít nhà đầu tư mới bắt đầu kinh doanh bất động sản chưa có kinh nghiệm dễ bị dẫn dụ mua phải đất không đảm bảo pháp lý. Khi đó, người mua sẽ phải gánh chịu nhiều thiệt hại nếu chẳng may mua phải đất không đủ pháp lý vô cùng nguy hiểm. Chính vì lẽ đó, nhà đầu tư cần hết sức cảnh giác với những lời rao bán đất trồng cây lâu năm giá siêu rẻ hoặc các dự án bất động sản đến từ những công ty với tên tuổi quá mới mẻ và lợi nhuận siêu hấp dẫn. Vì với những lời mời gọi quá ngon ngọt ấy, bạn rất có thể trở thành nạn nhân của những trò lừa đảo vô cùng thương tâm về sau.

– Thứ 3: Đất gặp khó khăn khi lên thổ cư
Chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên thổ cư là mong muốn của hầu hết các nhà đầu tư bất động sản. Vì đất thổ cư luôn có giá cao hơn nhiều so với đất trồng cây lâu năm. Trong khi đó, đất trồng cây lâu năm lại ít hấp dẫn nên việc rao bán cũng mất nhiều thời gian hơn là đất có thổ cư.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên đất thổ cư không phải lúc nào cũng dễ dàng như mong đợi. Vì để có thể lên thổ cư cho đất trồng cây lâu năm, đất phải đủ điều kiện theo Luật Đất đai 2013. Ngoài ra, đất cũng phụ thuộc vào chính sách quy hoạch của nhà nước cũng như kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương khác nhau. Do đó, đây cũng là một bất lợi mà nhà đầu tư cần quan tâm khi có ý định mua đất trồng cây lâu năm.

– Thứ 4: Nguy cơ bị treo vốn đầu tư vì khó chuyển nhượng
Thêm một rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm mà nhà đầu tư cũng cần chuẩn bị tâm lý nếu có ý định mua loại đất này đó là nguy cơ bị treo vốn vì khó chuyển nhượng. Vì không phải loại đất trồng cây lâu năm nào cũng có thể chuyển đổi lên thổ cư. Mức giá đất trồng cây lâu năm cũng rẻ hơn nhiều so với đất thổ cư. Và như đã phân tích bên trên, mua đất trồng cây lâu năm sẽ gặp phải một số rủi ro nên việc bán đất trồng cây lâu năm cũng gặp khó khăn hơn.

Như vậy, việc lựa chọn mua đất trồng cây lâu năm thì nhà đầu tư cần có cân nhắc kỹ càng để đảm bảo hạn chế tối đa nguy cơ rủi ro để đạt được lợi nhuận như mong muốn.

Vậy thì khi mua đất trồng cây lâu năm, nhà đầu tư cần lưu ý những điểm sau đây:

– Luôn kiểm tra pháp lý kỹ lưỡng là ưu tiên hàng đầu. Không chỉ đối với việc mua đất trồng cây lâu năm mà mọi loại đất khi mua thì yếu tố pháp lý luôn là quan trọng để đảm bảo quyền lợi cho bạn. Ngoài sổ đỏ và các giấy tờ liên quan khác, bạn đừng quên chú ý đến thời hạn sử dụng đất để đảm bảo việc mua bán hợp pháp. Để chắc chắn sổ đỏ là thật, các giấy tờ là đúng thì bạn nên tìm đến cơ quan chức năng để kiểm chứng vì tình trạng làm sổ đỏ giả đang rất phổ biến.

– Kiểm tra thông tin quy hoạch cũng là một phần quan trọng khi mua đất trồng cây lâu năm. Nhiều trường hợp nhà đầu tư mua phải đất vướng quy hoạch mà không hề hay biết dẫn đến bất lợi về sau. Vì vậy, bạn cần kiểm tra thông tin quy hoạch kỹ càng. Bạn nên truy cập vào trang thông tin điện tử chính thức của cơ quan chức năng thay vì vào các ứng dụng mà người bán giới thiệu vì có thể không xác thực.

– Tra cứu thông tin từ nhiều nguồn để đảm bảo thông tin nhận được là xác thực. Đừng chỉ nghe người bán hay nhà môi giới nói, tốt hơn hết bạn hãy tận dụng mọi nguồn có thể để tra cứu thông tin. Chẳng hạn như internet, các chuyên gia, người dân xung quanh vị trí đất, luật sư hay thậm chí là dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp.

– Tìm hiểu về khả năng lên thổ cư của đất cũng là một kinh nghiệm mua đất trồng cây lâu năm mà nhà đầu tư không nên bỏ qua. Như đã đề cập, đất thổ cư có giá bán cao hơn, dễ dàng chuyển nhượng và được ưa thích hơn. Thế nhưng không phải đất trồng cây lâu năm cũng đáp ứng đủ điều kiện để được lên thổ cư. Do đó, hãy tìm hiểu kỹ về khả năng lên thổ cư của đất trước khi đi đến hợp đồng mua bán bạn nhé!

Như vậy, để tránh những rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm, quý khách hàng cần hết sức chú ý để đầu tư của mình sinh lợi nhuận cao.

3/ Thủ tục chuyển đất trồng cây lâu năm lên đất ở

Vì đất trồng cây lâu năm là loại đất được sử dụng cho mục đích nông nghiệp, do đó nếu muốn sử dụng đất này để xây nhà ở thì bạn cần phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Câu hỏi đặt ra là thủ tục chuyển đất trồng cây lâu năm như thế nào và có khó khăn không? Cùng khám phá câu trả lời tại đây bạn nhé!

Theo điểm d, Khoản 1, Điều 57, Luật Đất đai 2013 quy định:
“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.”

Vì vậy, việc chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở phải có được sự đồng ý của Cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

tim-hieu-ve-dat-trong-cay-lau-nam

Điều 52, Luật Đất đai cũng có ghi rõ vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất như sau:

“Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.”

Vậy thì nếu đất trồng cây lâu năm của bạn đã đủ điều kiện xin chuyển đổi thì thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên thổ cư như thế nào? Sau đây là thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất:

– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Trước hết, quý khách hàng cần chuẩn bị một bộ hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tham khảo Khoản 1, Điều 6 của Thông tư 30/2014/TT-BTNMT để biết hồ sơ bao gồm những gì:

“1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hồ sơ gồm:
a) Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

– Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ chính là bước thứ 2 trong quy trình chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở. Cụ thể như sau:

“2. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm:
a) Các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Biên bản xác minh thực địa;

c) Bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; bản sao báo cáo kinh tế – kỹ thuật của tổ chức sử dụng đất đối với trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình; văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đã lập khi cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc thẩm định dự án đầu tư hoặc xét duyệt dự án đối với dự án phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, phải cấp giấy chứng nhận đầu tư;

d) Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư và trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải bổ sung văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 59 của Luật Đất đai;

đ) Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất;
e) Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.” Khoản 2, Điều 6 của Thông tư 30/2014/TT-BTNMT.

– Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính
Sau khi nhận được thông báo, chủ thửa đất chú ý thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình. Lưu ý nộp lệ phí tại cơ quan thuế và giữ lại hóa đơn để xuất trình sau này.

– Bước 4: Nhận kết quả
Nhận kết quả sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính là bước cuối cùng trong quy trình.

4/ Giá đền bù đất trồng cây lâu năm 2019

Thêm một thắc mắc liên quan khác cần được giải đáp về đất trồng cây lâu năm đó là giá đền bù đất trồng cây lâu năm 2019 khi bị thu hồi.

Theo quy định của Luật Đất Đai 2013, Khoản 2, Điều 83 thì các khoản hỗ trợ mà người sử dụng đất được bồi thường cụ thể như sau:

“2. Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:

a) Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;

b) Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở;

c) Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở;

d) Hỗ trợ khác.”

Và theo Khoản 1, Điều 20, , Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc hỗ trợ, bồi thường, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất cụ thể như sau:

“Điều 20. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp

1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 19 của Nghị định này (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm theo quy định sau đây:

a) Hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương;

b) Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ điều kiện thực tế của địa phương.”

Dựa vào quy định mà người sử dụng đất xem xét mức giá bồi thường đất thu hồi của mình là hợp lý hay chưa.

5/ Những thắc mắc liên quan khác

Sau đây, Kaiser Land sẽ giải đáp một số thắc mắc liên quan khác về đất trồng cây lâu năm cho quý vị khách hàng.

– Đất trồng cây lâu năm có được xây nhà không?
Nhiều câu hỏi được đặt ra rằng liệu đất trồng cây lâu năm có được xây nhà không? Vì đất trồng cây lâu năm là đất nông nghiệp được sử dụng với mục đích sản xuất. Do đó, việc xây nhà trên đất trồng cây lâu năm là không hợp pháp. Không chỉ đối với đất trồng cây lâu năm mà theo quy định của pháp luật thì không được phép xây nhà trên đất nông nghiệp hay bất kỳ loại đất nào nếu đó không phải là đất ở.

Vì vậy, nếu muốn xây dựng nhà thì chủ thửa đất cần chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng cây lâu năm sang đất dùng để ở theo quy định của pháp luật.

– Phí chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nhà ở là bao nhiêu?
Theo Khoản 2, Điều 5, Luật Đất đai năm 2013 quy định:

“2. Đối với hộ gia đình, cá nhân:

a) Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

c) Chuyển mục đích từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất như sau:

– Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có thời hạn sử dụng ổn định, lâu dài trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không phải là đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, khi chuyển mục đích sang đất ở thì không phải nộp tiền sử dụng đất.

– Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp dưới hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, khi được chuyển mục đích sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, khi được chuyển mục đích sang đất ở đồng thời với chuyển từ thuê đất sang giao đất thì nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ (-) tiền thuê đất phải nộp một lần tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì thu tiền sử dụng đất bằng 100% tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

d) Chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo pháp luật đất đai của người sử dụng đất sang đất ở thì căn cứ vào nguồn gốc đất nhận chuyển nhượng để thu tiền sử dụng đất theo mức quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản này”.

Dựa vào Điểm C, Khoản 2, Điều 5 của Luật Đất Đai, từ đó người sử dụng đất có thể tính được mức phí phải nộp cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Bên trên là các thông tin cần biết về đất trồng cây lâu năm và những vấn đề liên quan khác. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp giải đáp những thắc mắc của quý khách hàng trong vấn đề này.

TÌM HIỂU VỀ THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Để thực hiện các công trình xây dựng, việc xin giấy phép xây dựng là điều quan trọng để có thể tiến hành dự án. Thế thì thủ tục xin giấy phép xây dựng như thế nào? Thời gian, chi phí để được cấp giấy phép ra sao? Có rất nhiều những câu hỏi xoay quanh vấn đề xin giấy phép xây dựng được các khách hàng đặt ra.

Hiểu rằng đây là những thông tin quan trọng cần biết, Kaiser Land sẽ giải đáp tất cả mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề xin cấp giấy phép xây dựng trong bài viết này. Quý khách hàng đang quan tâm tới vấn đề này có thể tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi để giải đáp thắc mắc cho bản thân.

Bên dưới đây là một số câu hỏi được quan tâm nhiều nhất liên quan đến việc xin cấp giấy phép xây dựng.

tim-hieu-ve-thu-tuc-xin-giay-phep-xay-dung

1/ Trường hợp nào phải xin cấp giấy phép xây dựng?

Không phải tất cả các công trình xây dựng đều cần xin giấy phép. Thế thì trường hợp nào phải xin cấp giấy phép xây dựng và trường hợp nào thì không cần thực hiện thủ tục này?

Trước tiên, Kaiser Land sẽ đưa đến thông tin về các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng. Cụ thể, theo Khoản 2, Điều 89, Luật Xây dựng năm 2014 quy định:

“2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.”

Dựa vào quy định trên về các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng thì các trường hợp phải làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng là:

– Các công trình không phải là công trình bí mật nhà nước, công trình chỉ nằm trên địa bàn của một đơn vị hành chính cấp tỉnh, công trình xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch;

– Công trình không thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

– Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

– Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao nhưng không có quy hoạch chi tiết 1/500 và không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, không được thẩm định thiết kế xây dựng;

– Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn, ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

– Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô trên 07 tầng và tổng diện tích mặt sàn trên 500m2 không có quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

– Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực đã quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

– Công trình xây dựng chính;

– Các công trình xây dựng còn lại trừ các công trình quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014.

Ngoài ra, quý vị cũng cần xem thêm các trường hợp phải xin cấp giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo; Giấy phép di dời công trình;

2/ Điều kiện cấp giấy phép xây dựng là gì?

Để có được giấy phép cho những trường hợp bắt buộc thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng, quý vị cũng cần biết về điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng. Để biết về điều kiện, Kaiser Land xin đưa ra quy định của Luật Xây dựng 2014 về điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng. Cụ thể:

– Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị

“Điều 91. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị

1. Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

2. Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.

3. Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.

4. Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật này.

5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép theo quy định tại các điều 95, 96 và 97 của Luật này”.

– Điều kiện xin cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị

“Điều 92. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị

1. Phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

2. Đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 91 của Luật này.”

– Điều kiện xin cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ

“Điều 93. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ

1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:

a) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;

b) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;

c) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật này;

d) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật này.

2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

3. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.”

Dieu-kien-cap-giay-phep-xay-dung.png

Bên trên là điều kiện về quy định xin giấy phép xây dựng cụ thể trong từng trường hợp theo Luật xây dựng 2014.

3/ Hồ sơ xin giấy phép xây dựng mới gồm những giấy tờ gì?

Để có được giấy phép xây dựng mới, quý vị cần phải có hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Đây là một trong những điều kiện cần để hoàn thành thủ tục xin giấy phép xây dựng. Vậy thì hồ sơ đầy đủ sẽ bao gồm những giấy tờ gì?

Ho-so-xin-giay-phep-xay-dung.png

Để trả lời cho câu hỏi, chúng tôi xin trích dẫn Điều 95, Luật xây dựng năm 2014 để quý vị được nắm rõ các giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng:

“Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Bản vẽ thiết kế xây dựng;

d) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;

d) Bản vẽ thiết kế xây dựng;

đ) Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.

3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình theo tuyến gồm:

a) Các tài liệu quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 Điều này;

b) Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự phù hợp với vị trí và phương án tuyến;

c) Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình tôn giáo gồm:

a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo.

5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tượng đài, tranh hoành tráng gồm:

a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

6. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo gồm:

a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này; trường hợp thuê đất hoặc công trình để thực hiện quảng cáo thì phải có bản sao hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng thuê công trình;

b) Bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quảng cáo.

7. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình của cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế theo quy định của Chính phủ.”

Để quy trình xin cấp giấy phép xây dựng mới được diễn ra thuận lợi, quý khách nên cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên để mọi thứ được diễn ra nhanh chóng.

4/ Thủ tục xin giấy phép xây dựng gồm những bước nào?

Thủ tục xin giấy phép xây dựng chính là câu hỏi quan trọng nhất mà quý khách hàng cần có được câu trả lời. Sau đây là quy trình xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại điều 102, Luật xây dựng 2014:

“Điều 102. Quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng

1. Quy trình cấp giấy phép xây dựng và điều chỉnh giấy phép xây dựng được quy định như sau:

a) Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;

b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;

c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;

d) Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định tại Luật này để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;

đ) Trong thời gian 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng;

e) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.”

Bên trên là quy trình xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, quý khách hàng có thể tham khảo để biết trình tự cấp giấy phép xây dựng diễn ra như thế nào.

5/ Chi phí xin cấp giấy phép xây dựng là bao nhiêu?

Khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng 2019, mức lệ phí phải đóng cũng là một phần được nhiều khách hàng đặt câu hỏi.

Mỗi loại công trình sẽ có mức lệ phí phải đóng khác nhau, cụ thể như sau:
– Lệ phí xin giấy phép xây dựng mới:
● Đối với nhà ở riêng rẻ của người dân: 50.000 vnđ/giấy phép
● Đối với các công trình khác: 100.000 vnđ/giấy phép

– Lệ phí gia hạn giấy phép xây dựng: 10.000vnđ

6/ Thời gian để được cấp giấy phép xây dựng là bao lâu?

Các chủ đầu tư cũng rất quan tâm đến câu hỏi về thời gian để được cấp giấy phép xây dựng là bao lâu? Như Điều 102, Luật Xây Dựng 2014 cho thấy thời hạn cấp giấy phép xây dựng như sau:

– Không quá 30 ngày đối với việc cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh và giấy phép di dời.

– Không quá 15 ngày đối với giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ.

Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.

Thủ tục xin giấy phép xây dựng và những vấn đề liên quan khác đã được Kaiser Land giải đáp trong bài viết này. Mong rằng những thông tin trên đã giúp ích cho quý vị trong quá trình tìm hiểu về vấn đề xin cấp giấy phép xây dựng.

 

TỈNH ĐỒNG NAI CÓ BAO NHIÊU HUYỆN?

Đồng Nai là một trong những tỉnh thành vùng ven đang nhận được sự chú ý của đông đảo giới đầu tư bất động sản tập trung về. Nhờ siêu dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, tỉnh Đồng Nai với hứa hẹn sẽ như “diều gặp gió” để phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội. Các câu hỏi xoay quanh tỉnh thành này trở thành mối quan tâm của rất nhiều người. Tỉnh Đồng Nai có bao nhiêu huyện cũng là một trong những câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Nếu đây cũng là thắc mắc của bạn thì bạn có thể tìm thấy câu trả lời ở trong bài viết này.

1/ Vị trí địa lý tỉnh Đồng Nai:

Trước hết, Kaiser Land cung cấp một số thông tin về vị trí địa lý của tỉnh Đồng Nai đến với quý vị khách hàng. Tỉnh Đồng Nai thuộc vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam với các vị trí tiếp giáp cụ thể như sau:

– Phía Đông giáp với tỉnh Bình Thuận
– Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng
– Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước
– Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
– Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh

tinh-dong-nai-co-bao-nhieu-huyen-1

Tỉnh Đồng Nai thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đây là vùng kinh tế phát triển nhất của Việt Nam. Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi với nhiều điểm sáng vùng ven như Long Thành, Nhơn Trạch,… nên tỉnh Đồng Nai trở thành đích ngắm của rất nhiều nhà đầu tư bất động sản hướng đến.

2/ Tỉnh Đồng Nai có bao nhiêu huyện?

Tỉnh Đồng Nai có bao nhiêu huyện và những thành phố nào? Việc tìm hiểu những thông tin này sẽ giúp nhà đầu tư có thêm thông tin và cơ sở để đưa ra lựa chọn về vị trí đầu tư thích hợp.

tinh-dong-nai-co-bao-nhieu-huyen

Sau đây là thông tin dành cho bạn:
Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính bao gồm 2 thành phố và 9 huyện với 171 đơn vị xã, phường, thị trấn. Cụ thể như sau:

– Thành phố Biên Hòa
Thành phố Biên Hòa được thành lập năm 1976 với diện tích là 264,08km2. Đây cũng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Đồng Nai. Biên Hòa cách Thành phố Hồ Chí Minh chỉ 30km và cách Thành phố Vũng Tàu khoảng 90km. Tại đây tập trung rất nhiều khu công nghiệp và nhà máy lớn. Với nền kinh tế phát triển, Biên Hòa chính là đô thị loại I của tỉnh Đồng Nai. Ngoài ra, Biên Hòa còn là cầu nối kinh tế cho khu vực Nam Bộ Và Đông Nam Bộ.

– Thành phố Long Khánh
Thành Phố Long Khánh được thành lập năm 2019 và thuộc khu vực phía Đông của tỉnh Đồng Nai. Đây là cửa ngõ kinh tế quan trọng nối liền với các miền núi như Lâm Đồng và các tỉnh miền biển như Bình Thuận. Thành phố Long Khánh cũng rất phát triển về nông nghiệp với sự đa dạng của các loại cây trồng. Diện tích của thành phố này là 194,09km2.

– Huyện Long Thành
Huyện Long Thành là đáp án đầu tiên trong danh sách các huyện của tỉnh Đồng Nai. Long Thành là huyện thuộc phía Nam của tỉnh Đồng Nai và có diện tích là 431,01km2. Nhắc đến huyện Long Thành thì không thể không nhắc đến sự phát triển của ngành nông nghiệp chăn nuôi bò sữa vô cùng nổi tiếng.

Không những thế, Long Thành là một trong những điểm sáng vùng ven nhận được nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư bất động sản nhờ dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành. Ngoài ra, huyện Long Thành còn là cầu nối kinh tế giữa các tỉnh Đông Nam Bộ và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

– Huyện Nhơn Trạch
Khi liệt kê các huyện cho câu hỏi: Đồng Nai có bao nhiêu huyện? thì Nhơn Trạch là một cái tên không thể bỏ qua. Huyện Nhơn Trạch nổi tiếng với nhiều công ty, xí nghiệp. Huyện này cũng rất gần TpHCM khi chỉ cách 15 phút đi phà cát lái. Diện tích của huyện Nhơn Trạch là 410,89km2 và đây là huyện nằm ở khu vực phía Tây Nam của tỉnh Đồng Nai.

– Huyện Vĩnh Cửu
Một cái tên khác nữa mà chúng tôi nhắc đến đó chính là huyện Vĩnh Cửu – một huyện miền núi của tỉnh Đồng Nai. Diện tích của huyện Vĩnh Cửu là 1092,55km2 và đây cũng là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Đồng Nai. Đây cũng là địa chỉ của vườn quốc gia Cát Tiên cũng như đặc sản bưởi Tân Triều nổi tiếng.

– Huyện Trảng Bom
Trảng Bom cũng là một huyện thuộc tỉnh Đồng Nai. Từ Huyện Trảng Bom đến Thành phố Hồ Chí Minh chỉ cách 42km2. Đây là huyện có diện tích 326,14km2 với dân số là 198.510 người. Trảng Bom tập trung nhiều khu công nghiệp trọng điểm của Đồng Nai như khu công nghiệp Hố Nai. Nơi đây cũng được biết đến với nghề làm bột sắn dây nổi tiếng với hơn 20 năm kinh nghiệm.

– Huyện Cẩm Mỹ
Đồng Nai có những huyện nào? thì huyện Cẩm Mỹ sẽ là một đáp án. Cẩm Mỹ là huyện trung du tỉnh Đồng Nai có diện tích 468,36km2 và chỉ cách thành phố Long Khánh 15km. Đây cũng là nơi tập trung nhiều cây công nghiệp lâu năm như tiêu, cà phê, cao su,…

– Huyện Xuân Lộc
Huyện Xuân Lộc nằm ở phía Đông Nam của Đồng Nai. Đây là một huyện miền núi tiếp giáp với các tỉnh vùng biển như tỉnh Bình Thuận, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Huyện Xuân Lộc cũng được biết đến với nhiều loại cây ăn quả vô cùng đa dạng.

tinh-dong-nai-co-bao-nhieu-huyen-2

Huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai có bao nhiêu xã? là câu hỏi mà chúng tôi nhận được từ quý khách hàng. Theo thông tin từ Sở kế hoạch đầu tư Đồng Nai thì huyện này có tổng 15 phường/xã/thị trấn.

– Huyện Thống Nhất
Huyện Thống Nhất không phải là cái tên xa lạ khi nhắc đến tỉnh Đồng Nai. Diện tích của huyện Thống Nhất là 247,21km2 với dân số lên đến 200.000 người. Thống Nhất cũng là một huyện thuộc vùng trung du và rất thích hợp để trồng trọt các loại cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm.

– Huyện Định Quán
Trên đường từ TpHCM đến thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng thì bạn sẽ phải đi qua huyện ĐỊnh Quán là điều chắc chắn. Khi nhắc đến Định Quán, hình ảnh hòn Đá Ba Chồng gắn liền cùng hồ Trị An đã giúp Định Quán trở thành cái tên không thể quên khi nhắc đến du lịch tỉnh Đồng Nai. Diện tích của huyện này là 971,09km2 – lớn thứ 2 của tỉnh Đồng Nai về diện tích.

– Huyện Tân Phú
Huyện Tân Phú cũng là một huyện miền núi của tỉnh Đồng Nai. Huyện có diện tích là 775,53km2. Nói về địa điểm du lịch nổi tiếng của huyện này thì phải kể đến công viên Suối Mơ với bầu không khí mát mẻ, trong lành và cảnh vật tự nhiên đẹp ấn tượng đã thu hút rất nhiều khách du lịch đến đây.

Tỉnh Đồng Nai có bao nhiêu huyện? Ắt hẳn đến đây thì quý vị đã có được câu trả lời rồi đúng không? Với một vài thông tin sơ lược về từng huyện thuộc tỉnh Đồng Nai, chúng tôi mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý nhà đầu tư đang quan tâm đến vùng đất giàu tiềm năng này.

TÌM HIỂU VỀ THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN KHÁC

Thời hạn sử dụng đất cũng là một trong những vấn đề quan trọng mà nhà đầu tư bất động sản cần quan tâm khi có ý định mua một thửa đất nào đó. Ở bài viết này, chúng tôi xin giải đáp những thông tin liên quan đến thời hạn sử dụng đất cho quý vị khách hàng đang quan tâm.

1/ Thời hạn sử dụng đất là gì?

Thời hạn sử dụng đất là gì? Đây là câu hỏi mà trước hết quý vị cần trả lời được để có cơ sở tìm hiểu về các vấn đề liên quan khác. Thời hạn sử dụng đất chính là khoảng thời gian mà người sử dụng được nhà nước giao đất để sử dụng phát triển kinh tế. Đó là một khoảng thời gian xác định được quy định theo Luật. Qua đó, Cơ quan nhà nước có thể dễ dàng thống nhất cách kiểm soát và quản lý người sử dụng đất trên phạm vi cả nước.

thoi-han-su-dung-dat

Không chỉ đối với các cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất mà nhà đầu tư có ý định mua bất động sản cũng cần quan tâm đến thời hạn sử dụng đất. Hiểu rõ vấn đề này và thời hạn sử dụng đất để có kế hoạch phù hợp chính là điều mà quý khách hàng cần quan tâm để đảm bảo quyền lợi cho mình.

2/ Tìm hiểu quy định thời hạn sử dụng đất

Quy định về thời hạn sử dụng đất theo Luật Đất đai như thế nào? Sau đây sẽ là thông tin giải đáp dành cho bạn.

thoi-han-su-dung-dat

– Sử dụng đất ổn định lâu dài
Trước hết sẽ là thông tin về đất được sử dụng ổn định lâu dài dựa theo Điều 125, Luật Đất Đai 2013 quy định:

“Điều 125. Đất sử dụng ổn định lâu dài

Người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong các trường hợp sau đây:

1. Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;

2. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này;

3. Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;

4. Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê;

5. Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật này;

6. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

7. Đất cơ sở tôn giáo quy định tại Điều 159 của Luật này;

8. Đất tín ngưỡng;

9. Đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác không có mục đích kinh doanh;

10. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

11. Đất tổ chức kinh tế sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 127 và khoản 2 Điều 128 của Luật này.”

Như vậy, đất ở các trường hợp trên theo quy định của Luật Đất đai thì sẽ được sử dụng ổn định lâu dài.

– Sử dụng đất có thời hạn
Vậy thì đất có thời hạn sử dụng là sao? Những trường hợp nào thì đất sử dụng có thời hạn? Để giải đáp được thắc mắc này, chúng tôi xin trích dẫn Điều 126 Luật Đất đai 2013 cho quý vị được hiểu rõ:

“Điều 126. Đất sử dụng có thời hạn

1. Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật này là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này.

2. Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất.

3. Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm.

Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm.

Đối với dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê hoặc để cho thuê mua thì thời hạn giao đất cho chủ đầu tư được xác định theo thời hạn của dự án; người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài.

Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản này.

4. Thời hạn cho thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao không quá 99 năm. Khi hết thời hạn, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nếu có nhu cầu sử dụng đất thì được Nhà nước xem xét gia hạn hoặc cho thuê đất khác, mỗi lần gia hạn không quá thời hạn quy định tại khoản này.

5. Thời hạn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn là không quá 05 năm.

6. Đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật này và các công trình công cộng có mục đích kinh doanh là không quá 70 năm.

Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản này.

7. Đối với thửa đất sử dụng cho nhiều mục đích thì thời hạn sử dụng đất được xác định theo thời hạn của loại đất sử dụng vào mục đích chính.

8. Thời hạn giao đất, cho thuê đất quy định tại Điều này được tính từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

– Thời hạn sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng
Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, đất có hạn dùng và đất sử dụng ổn định lâu dài đã được giải đáp. Vậy thì đối với đất đã chuyển mục đích sử dụng thì có thời hạn sử dụng như thế nào?

thoi-han-su-dung-dat

Tùy thuộc vào từng loại đất và mục đích chuyển đổi mà thời hạn sử dụng đất cũng sẽ có sự khác nhau nhất định. Điều 127 Luật Đất đai 2013 sẽ giúp bạn làm rõ thắc mắc trên, chúng tôi xin được trích dẫn tại đây để quý khách hàng được rõ.

“Điều 127. Thời hạn sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất

1. Thời hạn sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:

a) Trường hợp chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang sử dụng vào mục đích khác thì thời hạn được xác định theo thời hạn của loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng. Thời hạn sử dụng đất được tính từ thời điểm có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

b) Trường hợp chuyển đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối sang trồng rừng phòng hộ, trồng rừng đặc dụng thì hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất ổn định lâu dài;

c) Trường hợp chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó theo thời hạn đã được giao, cho thuê.

Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng;

d) Trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thì thời hạn sử dụng đất được xác định theo thời hạn của loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng. Thời hạn sử dụng đất được tính từ thời điểm có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

đ) Trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài sang đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn hoặc từ đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn sang đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài thì hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất ổn định lâu dài.

2. Thời hạn sử dụng đất đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư không thuộc khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao khi chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều 126 của Luật này.

3. Tổ chức kinh tế chuyển mục đích sử dụng từ đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài sang đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn hoặc từ đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn sang đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài thì tổ chức kinh tế được sử dụng đất ổn định lâu dài.”

– Thời hạn sử dụng đất khi chuyển nhượng
Một số nhà đầu tư thắc mắc vì không biết khi mình mua đất và đã được chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì thời hạn sử dụng sẽ được tính như thế nào? Thời hạn sử dụng đất khi chuyển nhượng được quy định trong Luật Đất Đai 2013 ra sao? Mời bạn cùng xem qua Điều thứ 128 của Luật này nhé!

“Điều 128. Thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất

1. Thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất có quy định thời hạn là thời gian sử dụng đất còn lại của thời hạn sử dụng đất trước khi nhận chuyển quyền sử dụng đất.

2. Người nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất được sử dụng ổn định lâu dài thì được sử dụng đất ổn định lâu dài.”

Như vậy, Kaiser Land đã cung cấp thông tin về thời hạn sử dụng đất theo Luật Đất Đai 2013 cho từng trường hợp cụ thể ở phần này. Người sử dụng đất xem xét mình đang thuộc trường hợp nào để biết được thời hạn sử dụng đất của mình theo quy định của luật.

3/ FAQ – Một số thắc mắc liên quan khác

Xoay quanh vấn đề về thời hạn sử dụng đất, Kaiser Land có nhận được một số thắc mắc liên quan khác. Chúng tôi xin được giải đáp ngay sau đây.

– Đất hết hạn sử dụng có chuyển nhượng được không?
Khi đã hết thời hạn sử dụng đất, liệu có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất được hay không là câu hỏi được nhiều khách hàng quan tâm. Vì đất nông nghiệp là đất có hạn sử dụng và được phép chuyển nhượng. Tuy nhiên, nếu đất đã hết hạn sử dụng thì không đủ điều kiện để chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất Đai 2013, Điều 188, Khoản 1.

Cụ thể thì quy định như sau:
“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”

Như vậy, căn cứ vào Điểm c, Khoản 1, Điều 188, Luật Đất đai 2013 thì đất hết hạn sử dụng không đủ điều kiện để tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

– Làm gì khi thời hạn sử dụng đất ghi trên sổ đỏ, sổ hồng hết hạn?
Khi thời hạn sử dụng đất trên sổ hồng đã hết thì hộ gia đình hoặc cá nhân cần thực hiện quy trình xin gia hạn sử dụng đất nếu có nhu cầu. Cụ thể thì quy định tại Khoản 1, Điều 126, Luật Đất Đai 2013 quy định như sau:

“Điều 126. Đất sử dụng có thời hạn

1. Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật này là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này.”

Bên cạnh đó, quý vị có thể tham khảo Khoản 2, Điều 74 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 thì:

“Điều 74. Trình tự, thủ tục gia hạn sử dụng đất; xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất

2. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.”

Như vậy, đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp thì không cần làm thủ tục gia hạn sử dụng đất khi hết hạn mà vẫn tiếp tục được sử dụng đất với thời hạn là 50 năm.

Bên trên là thông tin về vấn đề thời hạn sử dụng đất và các vấn đề liên quan khác đã được Kaiser Land tư vấn. Nếu quý khách hàng còn có thắc mắc nào liên quan có thể xem thêm các bài viết khác của chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp để nhân được hỗ trợ.

0936 792 868

Back To Top