Archives for 3 năm trước

VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI VÀ VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG ĐỒNG NAI

Nếu bạn là một nhà đầu tư bất động sản và Đồng Nai đang là khu vực mà bạn hướng đến. Thế thì việc tìm hiểu về văn phòng công chứng, văn phòng đăng ký đất đai Đồng Nai là điều cần thiết. Ở bài viết này, Kaiser Land sẽ cung cấp các thông tin cần biết về văn phòng đăng ký đất đai và văn phòng công chứng Đồng Nai cho qúy vị được biết thêm.

van-phong-dang-ky-dat-dai-va-van-phong-cong-chung-dong-nai

I/ Văn phòng đăng ký đất đai Đồng Nai

Trước tiên, chúng tôi sẽ giúp quý vị hiểu hơn về văn phòng đăng ký đất đai Đồng Nai có chức năng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào.

1/ Chức năng của văn phòng đăng ký đất đai

Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai có các Chi nhánh trực thuộc được đặt tại các huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh Đồng Nai với chức năng như sau:

1. Tổ chức thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, chỉnh lý thống nhất về biến động sử dụng đất; xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và quản lý hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật; thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đo đạc lập bản đồ địa chính, đo vẽ hiện trạng nhà, các công trình xây dựng trên đất và các loại bản đồ chuyên đề khác;

2. Thực hiện các hoạt động thông tin, lưu trữ về đất đai theo nhiệm vụ của Nhà nước giao thường xuyên và đột xuất; sắp xếp, biên mục hồ sơ lưu trữ; khai thác, cung cấp thông tin và các hoạt động cung ứng dịch vụ về lĩnh vực đất đai; tiếp nhận, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Đăng ký đất đai.

van-phong-dang-ky-dat-dai-va-van-phong-cong-chung-dong-nai-1

2/ Cơ cấu tổ chức, bộ máy

Văn phòng đăng ký đất đai Đồng Nai có mô hình như sau:
– Văn phòng đăng ký tỉnh
– Các phòng đội
– Các chi nhánh trực thuộc
Các Chi nhánh trực thuộc được bố trí theo phạm vi địa bàn (mỗi Chi nhánh phụ trách một đơn vị hành chính cấp huyện).

Cụ thể như sau:

1. Ban Giám đốc:

– Ông : Lê Thanh Tuấn – Giám đốc;

– Ông Nguyễn Đình Nghĩa – Phó Giám đốc;

– Ông Trần Hữu Phước – Phó Giám đốc;

2. Các phòng, đội trực thuộc:

– Phòng Hành chính – Tổng hợp;

– Phòng Kế hoạch – Tài chính;

– Phòng Kỹ thuật;

– Phòng Thẩm định cấp giấy;

– Phòng Thông tin Lưu trữ;

– Đội Đăng ký đất đai;

– Đội Đo đạc bản đồ.

3. Các Chi nhánh trực thuộc:

– Chi nhánh Biên Hòa;

– Chi nhánh Long Thành;

– Chi nhánh Nhơn Trạch;

– Chi nhánh Trảng Bom;

– Chi nhánh Thống Nhất;

– Chi nhánh Long Khánh;

– Chi nhánh Xuân Lộc;

– Chi nhánh Cẩm Mỹ;

– Chi nhánh Tân Phú;

– Chi nhánh Định Quán;

– Chi nhánh Vĩnh Cửu.

3/ Nhiệm vụ của văn phòng đăng ký đất đai tỉnh

Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh có nhiệm vụ gì? Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều khách hàng khi tìm hiểu về vấn đề này. Và lời giải đáp cho bạn ngay bên dưới đây:

1. Thực hiện các thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là giấy chứng nhận), trên địa bàn tỉnh đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật; đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

2. Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và đăng ký biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp được sở hữu nhà tại Việt Nam), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.

3. Thực hiện các hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất giữa tổ chức với hộ gia đình, cá nhân (riêng địa bàn thành phố Biên Hòa thực hiện các hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất của tất cả các đối tượng) đối với các trường hợp người nhận quyền sử dụng đất không có nhu cầu cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất mà chỉ thực hiện chỉnh lý vào trang 4 giấy chứng nhận.

4. Lập và quản lý toàn bộ hồ sơ địa chính đối với tất cả các thửa đất trên địa bàn tỉnh; cấp hồ sơ địa chính cho các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký tỉnh và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã); xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; kiểm tra việc nhập dữ liệu thuộc tính địa chính trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

5. Chỉnh lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính khi có biến động về sử dụng đất và về sở hữu tài sản gắn liền với đất; gửi thông báo chỉnh lý biến động đối với những trường hợp biến động thuộc thẩm quyền cấp tỉnh cho Ủy ban nhân dân cấp xã để chỉnh lý hồ sơ địa chính.

6. Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan có chức năng để xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và tài sản gắn liền với đất đối với các trường hợp thực hiện thủ tục đất đai tại Văn phòng Đăng ký tỉnh.

7. Lưu trữ, quản lý bản lưu, bản sao giấy chứng nhận và các loại giấy tờ khác hình thành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định; thu thập, biên mục, chỉnh lý và lưu trữ hồ sơ, tài liệu về đất đai.

8. Thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất, khu đất, các loại bản đồ chuyên đề; đo vẽ hiện trạng nhà ở và các công trình xây dựng trên đất; kiểm tra chất lượng tài liệu trích đo địa chính thửa đất, khu đất và tài sản gắn liền với đất do người sử dụng đất cung cấp trước khi sử dụng, quản lý.

9. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Đồng Nai.

10. Cung cấp bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và các thông tin khác về đất đai và tài sản gắn liền với đất phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của cộng đồng.

11. Thực hiện việc thu phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận, đăng ký biến động, đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp và các dịch vụ về cung cấp thông tin đất đai; trích đo địa chính thửa đất, khu đất, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật.

12. Biên mục, chỉnh lý tài liệu hồ sơ lưu trữ và các hoạt động cung ứng dịch vụ khác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Đăng ký đất đai và các nhiệm vụ có thu do Nhà nước giao.

13. Kiểm tra việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính; kiểm tra và cập nhật file bản đồ địa chính do các đơn vị có chức năng đo đạc bản đồ thực hiện trước khi sử dụng; cung cấp số thửa chính thức cho các chi nhánh để phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận.

14. Tư vấn và thực hiện lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

15. Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đất theo quy định của pháp luật.

16. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành về tình hình thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực công tác được giao.

17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giao.

4/ Quyền hạn của văn phòng đất đai tỉnh

Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh có quyền hạn như thế nào? Đây cũng là một vấn đề mà chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cho quý vị ngay ở bên dưới đây. Có 6 quyền hạn của văn phòng đất đai tỉnh:

1. Được chủ trì hoặc tham gia trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, dự án, đề án trong lĩnh vực đất đai theo sự phân công của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.

2. Được ký kết các hợp đồng, các văn bản giao dịch với các tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

3. Được quyền chọn đơn vị thi công, tổ chức đấu thầu, đề xuất các giải pháp thực hiện; kiểm tra tiến độ, chất lượng công trình; tổ chức nghiệm thu công trình, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực đất đai trong phạm vi được ủy quyền.

4. Được ký kết các hợp đồng với đơn vị thi công, thuê tư vấn giám sát, kiểm tra, nghiệm thu các công trình, nhiệm vụ về lĩnh vực quản lý đất đai.

5. Ngoài số biên chế sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai giao hàng năm, được quyền tuyển dụng viên chức, tuyển dụng lao động có thời hạn, lao động thời vụ, thuê mướn lao động để phục vụ công việc của đơn vị theo chương trình công tác hàng năm.

6. Được đề nghị các phòng, đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa cung cấp thông tin, văn bản cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; giao nộp hồ sơ, tài liệu, dữ liệu về lĩnh vực đất đai để cập nhật, lưu trữ theo quy định.

Nếu quý vị nào quan tâm đến văn phòng đăng ký đất đai Đồng Nai thì mong rằng những thông tin bên trên của chúng tôi sẽ giúp ích cho quý vị.

II/ Văn phòng công chứng Đồng Nai

Văn phòng công chứng cũng là nơi mà các nhà đầu tư bất động sản thường xuyên lui tới trong quá trình thực hiện các thủ tục mua bán đất. Các thông tin về văn phòng công chứng Đồng Nai sẽ được chúng tôi cung cấp ngay bên dưới đây.

van-phong-dang-ky-dat-dai-va-van-phong-cong-chung-dong-nai-2

1/ Văn phòng công chứng là gì?

Văn phòng công chứng là tổ chức, cơ quan, đơn vị được phép hành nghề công chứng tại Việt Nam. Văn phòng công chứng sẽ thay mặt Nhà nước chứng nhận tính xác thực và hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch theo Luật Công chứng do Quốc hội Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành ngày 20/06/2014 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác.

2/ Chức năng của văn phòng công chứng

Cũng như các văn phòng công chứng khác trên toàn nước Việt Nam, văn phòng công chứng ở Đồng Nai sẽ có chức năng như sau:

– Văn phòng công chứng có chức năng xác thực cũng như chứng nhận tính chính xác và hợp pháp của các hợp đồng giao dịch dân sự dưới dạng văn bản hay những giấy tờ khác,..

– Văn phòng công chứng sẽ góp phần giúp đảm bảo an toàn cho các bên khi tham gia giao dịch và ký kết hợp đồng.

Với chức năng nêu trên, sự có mặt của văn phòng công chứng sẽ góp phần giúp giảm gánh nặng cho các cơ quan nhà nước về vấn đề này. Các bên giao dịch cũng có thể nhanh chóng ký kết hợp đồng và thực hiện giao dịch hợp pháp, nhanh chóng.

3/ Đặc điểm của văn phòng công chứng

Văn phòng công chứng sẽ có một số đặc điểm như sau:
– Văn phòng công chứng có con dấu riêng
– Văn phòng công chứng có tài khoản ngân hàng riêng
– Văn phòng công chứng tự chủ về tài chính nhờ nguồn thu từ việc công chứng cũng như các nguồn thu hợp pháp khác.

4/ Thẩm quyền của văn phòng công chứng

Khi tìm hiểu về văn phòng công chứng Đồng Nai, thẩm quyền của văn phòng công chứng là vấn đề quan trọng mà quý vị cần nắm được. Cụ thể thì thẩm quyền của văn phòng công chứng như sau:

+ Công chứng các hợp đồng, giao dịch theo quy định của pháp luật về công chứng như: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, công chứng tặng cho nhà đất, hợp đồng thế chấp bất động sản, hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền, di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản, công chứng bản dịch, công chứng thỏa thuận tài sản vợ chồng….

+ Chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận theo quy định tại nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính Phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký (trừ việc chứng thực chữ ký người dịch) và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Với thẩm quyền trên thì các văn bản công chứng, chứng thực của công chứng viên từ văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng thì đều có giá trị pháp lý tương tự nhau.

5/ Các văn phòng công chứng ở Đồng Nai

Chắc chắn, quý vị rất muốn biết về các văn phòng công chứng ở tỉnh Đồng Nai nằm ở vị trí nào để tiện cho việc tìm kiếm. Sau đây là địa chỉ các văn phòng công chứng nhà nước ở tỉnh Đồng Nai:

Văn phòng công chứng số 1 phường Thanh Bình, Biên Hoà

– 1B, đường 30/4, phường Thanh Bình, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai

Văn phòng công chứng số 2 huyện Định Quán

– Ấp Hiệp Tâm 2, thị trấn Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai

Văn phòng công chứng số 3 thành phố Long Khánh

– Khu phố 1, đường CMT8, phường Xuân Hòa, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

Văn phòng công chứng số 4 Long Thành

– Khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

Ngoài các văn phòng công chứng nhà nước thì các văn phòng công chứng tư nhân Đồng Nai có địa chỉ như sau:

VPCC Hoàng Long

– Số 18C/25 đường Nguyễn Ái Quốc, phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

VPCC Lê Tâm

– Số 2 đường Lê Quý Đôn, khu phố 3, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

VPCC Bình Đa

– A7 khu phố 3B, phường Bình Đa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

VPCC Mạnh Hùng – Đồng Nai

– (thay thế tên cũ VPCC Tín Nghĩa theo QĐ số 1089/QĐ-UBND ngày 6/5/2010) Đường 25B, ấp Bình Phú, xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

VPCC Hố Nai

– Số 44/3 ấp Thanh Hóa, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

VPCC Trấn Biên

– Số 2/1 đường Phạm Văn Thuận, khu phố 2, phường Tâm Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

VPCC Thống Nhất

– Số 240 đường Phạm Văn Thuận, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

VPCC Khải Nguyên

– Số 39 đường 319, ấp Đoàn Kết, xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

VPCC An Hòa

– Quốc lộ 51, ấp Đất Mới, xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

VPCC Long Biên

– Ấp Tân Mai II, xã Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

VPCC Thuận Tâm

– Khu 4, thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

VPCC Bửu Hòa

– K3/231C đường Bùi Hữu Nghĩa, ấp Tân Bình, phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

VPCC Dầu Giây

– Khu vực ngã ba Dầu Giây, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai

VPCC Kiệm Tân

– Khu vực xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai

VPCC Như Ý

– Khu vực thị trấn Tân Phú, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai

VPCC Vĩnh An

– Khu vực thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

Chúng tôi đã cung cấp các thông tin về văn phòng đăng ký đất đai và văn phòng công chứng Đồng Nai thông qua bài viết này. Hy vọng những thông tin trên thực sự giá trị đối với bạn! Cảm ơn bạn đã dành thời gian xem qua bài viết này.

 

GIẢI THÍCH KÝ HIỆU CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

Ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính phải hiểu như thế nào cho đúng? Việc hiểu được đúng ý nghĩa của từng ký hiệu để đọc cho đúng là điều quan trọng mà bất kỳ ai sở hữu quyền sử dụng đất điều cần biết. Nếu bạn vẫn chưa rõ về ký hiệu các loại đất trên bản đồ có ý nghĩa gì thì bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của chúng.

giai-thich-ky-hieu-cac-loai-dat-tren-ban-do-dia-chinh

1/ Cách phân loại đất

Trước khi đi vào giải mã các ký hiệu loại đất trên bản đồ địa chính thì việc biết về các loại đất cũng như cách phân loại đất là điều cần biết trước hết.

giai-thich-ky-hieu-cac-loai-dat-tren-ban-do-dia-chinh-1

Đất được chia làm 03 nhóm: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Các loại đất này được phân loại dựa trên mục đích sử dụng đất. Cụ thể thì theo Điều 10, Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

“Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

d) Đất rừng phòng hộ;

đ) Đất rừng đặc dụng;

e) Đất nuôi trồng thủy sản;

g) Đất làm muối;

h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;

3. Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.”

Vậy thì phải làm sao để xác định được loại đất? Bạn có thể xem qua quy định tại Điều 11, Luật Đất đai 2013 như sau:

“Điều 11. Căn cứ để xác định loại đất

Việc xác định loại đất theo một trong các căn cứ sau đây:

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

2. Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này;

4. Đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì việc xác định loại đất thực hiện theo quy định của Chính phủ.”

Như vậy, để biết được loại đất mình định mua là đất thuộc nhóm nào thì quý vị cần hiểu được ký hiệu đất các loại được ghi trên sổ đỏ.

2/ Giải thích ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính

giai-thich-ky-hieu-cac-loai-dat-tren-ban-do-dia-chinh-1

Nếu không tìm hiểu thì bạn sẽ rất khó để hiểu được những ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính. Tuy nhiên, để hiểu được các ký hiệu này có ý nghĩa ra sao không phải là điều khó khăn. Quý khách hàng có thể xem qua thông tin bên dưới đây của chúng tôi. Căn cứ theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 quy định về bản đồ địa chính, mảng trích lục địa chính quy định như sau:

Ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính đã được Kaiser Land giải đáp. Dựa vào bảng thông tin này, quý khách hàng có thể dễ dàng xác định được loại đất dựa vào ký hiệu được ghi trên bản đồ địa chính hay trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất.

TRÍCH LỤC LÀ GÌ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KHÁC

Tìm hiểu về vấn đề trích lục cũng là một phần quan trọng mà người sử dụng đất cần hiểu rõ. Tuy nhiên, trích lục là gì? Tại sao cần xin trích lục bản đồ địa chính? Các câu hỏi liên quan đến trích lục này không phải ai cũng nắm được câu trả lời. Bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề trích lục đất và các vấn đề liên quan!

1/ Trích lục đất là gì? Trích lục bản đồ địa chính là gì?

Với nhiều người, trích lục không phải là từ ngữ quen thuộc tuy nhiên đây lại là một thủ tục rất quen thuộc trong cuộc sống. Để biết trích lục là gì? thì bạn có thể xem qua định nghĩa của Luật hộ tịch 2014, Điều 4 như sau:

“Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bảo sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.”

Thực tế cho thấy, không chỉ hộ tịch mà rất nhiều vấn đề khác trong cuộc sống mà chúng ta cũng cần xin trích lục như trích lục giấy tờ đất, khai sinh, khai tử,..

trich-luc-la-gi-va-nhung-van-de-lien-quan-khac

Vậy thì trích lục đất là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì trích lục đất là công việc sao chép và ghi lại thông tin của một thửa đất về diện tích, vị trí hay hình dáng của thửa đất. Trích lục đất sẽ giúp cho người sử dụng đất thực hiện quyền của mình và nhà nước cũng có cơ sở để quản lý đất đai cách thuận tiện hơn.

Vậy trích lục bản đồ địa chính là gì?

Bên cạnh trích lục đất thì còn có trích lục bản đồ địa chính. Nhiều thắc mắc đặt ra vì không biết liệu 2 trích lục này có giống nhau không?

Nếu trích lục đất cho chúng ta biết thông tin chính xác về một thửa đất nhất định thì trích lục bản đồ địa chính sẽ cho thông tin bao gồm một thửa đất và một khu vực đất. Như vậy, khi xem trích lục đất (trên giấy hoặc trên bản đồ kỹ thuật số) thì bạn sẽ biết về ranh giới, phạm vi của thửa đất, tên chủ sở hữu đất,… trên bản đồ địa chính. Ngoài ra, trích lục bản đồ địa chính còn cung cấp thông tin về các công trình liên quan, hệ thống giao thông và thủy lợi,…

Mặc dù trích lục bản đồ địa chính cung cấp thông tin về một thửa đất và một khu vực đất nhất định nhưng đây không phải là văn bản pháp lý để chứng minh quyền sử dụng đất, người sử dụng đất cần lưu ý.

2/ Tại sao cần xin trích lục bản đồ địa chính?

Thông tin về trích lục đất là gì, trích lục bản đồ địa chính là gì đã được chúng tôi làm rõ ở phần 1. Thế thì một câu hỏi khác được đặt ra đó là tại sao cần phải trích lục bản đồ địa chính? Trích lục bản đồ địa chính sẽ đem đến 02 ích lợi quan trọng như sau:

– Đối với cơ quan nhà nước: Trích lục giúp cơ quan quản lý đất đai của nhà nước có thể dễ dàng quản lý và thực hiện các thủ tục đất đai liên quan khác như thu hồi đất, cho thuê đất, cấp quyền sử dụng đất,..

– Đối với người sử dụng đất: Trích lục giúp người sử dụng đất biết rõ thông tin về thửa đất mà mình đang sở hữu để thực hiện các quyền của mình. Cũng nhờ trích lục mà vấn đề tranh chấp đất đai được hạn chế.

Có thể thấy rằng trích lục đất và trích lục bản đồ địa chính là vô cùng cần thiết không chỉ đối với cơ quan nhà nước mà người sử dụng đất cũng rất cần đến trích lục này.

3/ Những trường hợp cần trích lục đất và trích lục bản đồ địa chính

Để có thể hiểu rõ hơn về sự cần thiết của trích lục đất hay trích lục bản đồ địa chính, chúng tôi sẽ đưa ra một vài trường hợp cần đến trích lục.

trich-luc-la-gi-va-nhung-van-de-lien-quan-khac

– Trường hợp 1: Đất chưa có bản đồ địa chính và chưa có trích đo thửa đất
Nếu đất chưa có bản đồ địa chính và chưa có trích đo thửa đất thì cần thực hiện trích lục. Căn cứ theo Khoản 3, Điều 77, Nghị định 43/2013/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 201, cụ thể như sau:

“Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.”

– Trường hợp 2: Người xin giao đất, thuê đất có yêu cầu đến cơ quan nhà nước quản lý đất đai
Một trường hợp cần đến trích lục khác đó chính là khi người xin giao đất, thuê đất có yêu cầu đến cơ quan nhà nước quản lý đất đai. Cụ thể, theo điểm d, khoản 1, điều 3, Thông tư 30/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi trường có quy định như sau:

“d) Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.

Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ địa chính thửa đất đối với những nơi đã có bản đồ địa chính hoặc thực hiện trích đo địa chính thửa đất theo yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất.”

– Trường hợp 3: Người sử dụng đất xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản liên quan đến đất
Đối với trường hợp xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản liên quan đến đất thì đây cũng là trường hợp cần đến trích lục đất và trích lục bản đồ địa chính.

Như vậy, dựa vào trích lục bản đồ địa chính thì cơ quan chức năng có thể biết được cụ thể ranh giới, diện tích đất của người sử dụng. Từ đó, cơ quan nhà nước có thể dễ dàng so sánh kết quả trên trích lục bản đồ địa chính với thực tế thửa đất để có hướng giải quyết cho các vấn đề tranh chấp đất đai.

– Trường hợp 4: Người sử dụng đất sử dụng các quyền của mình
Thêm một trường hợp cần đế trích lục bản đồ địa chính đó là khi người sử dụng đất sử dụng các quyền của mình như cho thuê, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất,.. Khi đó, để thực hiện quyền của người sử dụng đất trong các giao dịch trên thì việc trích lục bản đồ địa chính để biết rõ thông tin thửa đất là điều cần thiết.

– Trường hợp 4: Cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
Dựa vào điểm b, khoản 2, Điều 70 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ có đề cập đến trình tủ, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất có quy định như sau:

“Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);

Bên trên là một số trường hợp cần sử dụng đến trích lục thửa đất hay trích lục bản đồ địa chính thường gặp nhất. Ngoài ra, vẫn có những trường hợp cần đến trích lục này như khi ranh giới đất bị mờ hoặc bị mất.

Hy vọng với các thông tin về trích lục là gì và những vấn đề liên quan khác mà Kaiser Land đã giúp quý vị quen với cụm từ này cũng như hiểu rõ mức độ quan trọng của trích lục. Tin rằng đây thực sự là những thông tin hữu ích dành cho bạn!

TÌM HIỂU CÁC VẤN ĐỀ XOAY QUANH VI BẰNG MÀ BẠN CẦN BIẾT

Có thể bạn đã từng nghe đến việc Thừa phát lại lập vi bằng. Tuy nhiên, thực tế lập vi bằng là gì, giá trị pháp lý ra sao, có nên mua nhà đất vi bằng không? Xoay quanh vấn đề này vẫn còn rất nhiều thắc mắc mà người dân cần nắm rõ để tránh thiệt hại cho mình. Vì vậy, Kaiser Land sẽ giúp bạn làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề vi bằng trong bài viết này.

1/ Vi bằng là gì?

Vi bằng là cụm từ có thể còn xa lạ với rất nhiều người dân. Do đó, khi tìm hiểu về vấn đề này thì trước hết bạn cần biết vi bằng là gì trước.

cac-van-de-xoay-quanh-vi-bang

Theo Khoản 2, Điều 2, Nghị định 61/2009/NĐ-CP định nghĩa vi bằng thì:

“Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.”

Hoặc trong Nghị định 08/2020/NĐ-CP ở Khoản 3, Điều 2 về việc giải thích từ ngữ thì: “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.”

Để hiểu hơn việc lập vi bằng là gì, bạn cũng cần biết về định nghĩa Thừa phát lại. Dựa theo Khoản 1, Điều 2, Nghị định 08/2020/NĐ-CP có giải thích từ ngữ Thừa phát lại như sau:
“Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;”

Như vậy, dựa vào việc giải thích từ ngữ trên thì bạn đã có thể hiểu vi bằng là gì và có ý nghĩa ra sao.

2/ Giá trị pháp lý của vi bằng

Ngoài định nghĩa vi bằng nghĩa là gì, giá trị pháp lý của vi bằng ra sao cũng là một vấn đề quan trọng mà người dân cần nắm được. Căn cứ theo Khoản 2,3 và 4, Điều 36, Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì giá trị pháp lý của vi bằng như sau:

cac-van-de-xoay-quanh-vi-bang-1

– Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

– Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

– Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

3/ Thủ tục lập vi bằng ra sao?

Thủ tục lập vi bằng được diễn ra như thế nào cũng là một thắc mắc phổ biến. Chúng tôi xin hướng dẫn quy trình cho bạn ngay ở phần này:

Bước 1: Khách hàng đến văn phòng Thừa phát lại để yêu cầu
Bước 2: Thỏa thuận lập vi bằng

cac-van-de-xoay-quanh-vi-bang-2

Căn cứ vào Điều 38, Nghị định 08/2020/NĐ-CP về thỏa thuận lập vi bằng như sau:
“1. Người yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nội dung vi bằng cần lập;

b) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;

c) Chi phí lập vi bằng;

d) Các thỏa thuận khác (nếu có).

2. Thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.”

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng
Bước 4: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng

Quý khách hàng có thể đọc thêm Điều 39, Nghị định 08/2020/NĐ-CP để biết rõ về thủ tục lập vi bằng được trích dẫn sau đây:

‘Điều 39. Thủ tục lập vi bằng

1. Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.

Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.

2. Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

3. Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.

4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.

Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.”

4/ Các thắc mắc liên quan khác:

Liên quan đến việc lập vi bằng, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Sau đây, Kaiser Land sẽ giải đáp một số câu hỏi thường thấy nhất xoay quanh vấn đề Thừa phát lại lập vi bằng.

– Mua nhà vi bằng là gì?
Mua nhà đất bằng vi bằng là trường hợp rất phổ biến hiện nay. Tình trạng mua bán nhà vi bằng thường xảy ra ở các trường hợp như sổ đỏ chung, đất chưa có sổ đỏ, sổ đỏ đang thế chấp ngân hàng,… Nhiều câu hỏi đặt ra rằng việc nhà vi bằng là gì và mua bán nhà đất bằng vi bằng liệu có hợp pháp hay không?

Thật ra, để hiểu được việc giao dịch bất động sản bằng vi bằng liệu có hiệu quả không thì chúng ta cùng xem qua Điều 28, Nghị định 61/2009/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của vi bằng do Thừa phát lại cấp như sau:

1. Vi bằng sẽ có giá trị là chứng cứ để Tòa tiến hành xem xét cũng như giải quyết vụ án.
2. Vi bằng chính là cơ sở dùng trong những hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong giao dịch mua bán nhà đất, việc Thừa phát lại lập vi bằng chỉ ghi nhận việc giao dịch, trao đổi tài chính để làm bằng chứng cho thỏa thuận giao dịch của hai bên. Việc mua nhà bằng vi bằng không có giá trị pháp lý và đây được xem là hành vi lách luật. Nếu xảy ra tranh chấp thì giao dịch vẫn có thể bị tuyên bố vô hiệu.

Mua nhà vi bằng là gì? Chắc hẳn đến đây thì bạn đã có câu trả lời. Vì vậy, lời khuyên của Kaiser Land dành cho quý vị có ý định mua bất động sản cần tuân thủ theo quy định của Luật Đất đai 2013 về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp trong từng quy trình.

– Trường hợp nào Thừa phát lại không được lập vi bằng?
Có những trường hợp nào mà Thừa phát lại không được phép lập vi bằng? Dựa theo Điều 37, Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định thì những trường hợp không được lập vi bằng bao gồm:

1. Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

2. Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.

3. Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.

4. Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.

5. Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

6. Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.

7. Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.

8. Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.

9. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Lập vi bằng là gì? Giá trị pháp lý của vi bằng ra sao? Thủ tục lập vi bằng như thế nào? Các thắc mắc trên đều đã được Kaiser Land giải đáp. Mong rằng những thông tin trên thực sự giúp ích cho quý vị đang tìm hiểu về việc Thừa phát lại lập vi bằng.

BẢN ĐỒ QUY HOẠCH ĐỒNG NAI

Tỉnh Đồng Nai với nhiều mảnh đất đẹp, vị trí đắc địa và tiềm năng phát triển cao đã trở thành tầm ngắm của đông đảo các nhà đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, thông tin quy hoạch bất động sản chính là vấn đề quan trọng mà tất cả các nhà đầu tư cần tìm hiểu để có cơ sở đưa ra quyết định có nên mua khu đất đó hay không? Đó là lý do vì sao bản đồ quy hoạch Đồng Nai trở thành đề tài nhận được nhiều sự quan tâm của giới đầu tư đến như vậy.

Ở bài viết này, Kaiser Land sẽ cung cấp thông tin và hướng dẫn bạn cách sử dụng bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Nai cách dễ dàng.

1/ Tìm hiểu về bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Nai

Việc tìm hiểu về quy hoạch đất là điều thiết yếu mà nhà đầu tư cần nắm rõ để tránh những rủi ro về mặt pháp lý khi ra phòng công chứng. Trước đây, muốn biết về thông tin quy hoạch một thửa đất, nhà đầu tư phải đến Sở Tài Nguyên Môi Trường Tỉnh Đồng Nai để kiểm tra thông tin. Tuy nhiên, vấn đề di chuyển này khiến bạn phải dành ra thời gian và công sức để thực hiện cho nên tương đối bất tiện.

ban-do-quy-hoach-dong-nai.png

Do đó, từ khi tỉnh Đồng Nai đưa thông tin quy hoạch đất lên online, các nhà đầu tư đã có thể dễ dàng kiểm tra vấn đề quy hoạch tại nhà một cách dễ dàng. Có thể thất, Đồng Nai là những tỉnh đầu tiên thực hiện việc đưa thông tin quy hoạch lên online.

Việc tra cứu thông tin quy hoạch trở nên dễ dàng hơn khi bạn truy cập vào trang web Atlas Đồng Nai. Tại đây, bạn sẽ thấy được hệ thống tất cả các bản đồ về tỉnh Đồng Nai từ hoạt động kinh tế, xã hội cho đến tự nhiên. Với ứng dụng dongnai lis do Ủy ban Đồng Nai phát hành, bạn có thể theo dõi được thông tin quy hoạch và nhiều thông tin hữu ích khác nữa.

2/ Hướng dẫn cách tải và sử dụng bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Nai

Bạn hoàn toàn có thể cài đặt và sử dụng ứng dụng dongnai lis một cách nhanh chóng để kiểm tra hiện trạng đất của tất cả các huyện thuộc tỉnh Đồng Nai. Bạn cũng không phải mất phí cho việc truy cập này nên đừng ngần ngại tải về máy ứng dụng này nhằm tránh những rủi ro trong quá trình mua đất nền ở Đồng Nai nhé! Để sử dụng ứng dụng hữu ích này, Kaiser Land xin hướng dẫn bạn cách tải ứng dụng về máy.

ban-do-quy-hoach-dong-nai-dongnailis.png

– Tải dongnai list trên điện thoại
Muốn tiến hành tra cứu thông tin trên bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Nai, bạn cần tải ứng dụng phần mềm quản lý đất đai dongnai lis về máy trước hết.

Với thiết bị di động hệ điều hành Android và IOS, người dùng chỉ cần tìm kiếm trên CH Play hay App Store và download về máy là được.

– Tải dongnai list trên máy tính
Nếu sử dụng máy tính, bạn cũng có thể sử dụng ứng dụng này về máy của mình cách dễ dàng. Cách thực hiện như sau:

● Truy cập vào trang web: http://datdai.stnmt.dongnai.gov.vn/
● Lựa chọn khu vực muốn kiểm tra quy hoạch, sau đó nhận nút chọn
● Nhập số tờ, số thửa
● Xem thông tin quy hoạch

Việc tải ứng dụng dongnai list vô cùng đơn giản và cách sử dụng cũng đơn giản không kém. Chỉ với 03 bước là người dùng đã có thể xem được thông tin quy hoạch đất ở quận huyện mà mình muốn kiểm tra rồi.

● Thứ 1: Vào khu vực hành chính
● Thứ 2: Chọn khu vực cần kiểm tra
● Thứ 3: Nhập số tờ, số thửa

Sau khi hoàn tất việc nhập số tờ, số thửa, phần mềm sẽ hiện ra đầy đủ thông tin của thửa đất để bạn có thể kiểm tra. Để xem chi tiết bạn nhấp vào chữ (i). Để biết thửa đất có nằm trong khu vực quy hoạch hay không sẽ dựa vào màu sắc của bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Nai.

3/ Nhận diện màu sắc trên quy hoạch tỉnh Đồng Nai như thế nào?

Hiểu được màu sắc trên bản đồ quy hoạch Đồng Nai là điều cần thiết để đạt được mục đích kiểm tra thông tin. Có 02 loại quy hoạch:

– Thứ 1: quy hoạch theo màu sắc
Từng màu sắc của bản đồ quy hoạch đất đai tỉnh Đồng Nai sẽ tương ứng với từng loại quy hoạch đất đai khác nhau. Dưới đây là bảng màu sắc mà quý vị có thể tham khảo:

ban-do-quy-hoach-dong-nai-3.png

Như vậy, bạn chỉ cần truy cập vào ứng dụng đã tải, nhập thông tin khu vực hành chính chính xác, nhập số tờ số thửa, dựa vào màu sắc để xác định loại đất. Nhấp vào chữ (i) để xem thông tin chi tiết hơn.

– Thứ 2: quy hoạch theo đường chỉ giới
Quy hoạch theo đường chỉ giới đường đỏ sẽ cho biết ranh giới thửa đất quy hoạch để mở đường hoặc mở đường nhỏ.

Dù truy cập vào website trên máy tính hay đăng nhập vào ứng dụng dongnai list đã tải về máy thì bạn đều có thể dễ dàng theo kiểm tra thông tin về thửa đất mà mình quan tâm. Mong rằng những thông tin hướng dẫn của Kaiser Land đã giúp bạn hiểu hơn về việc kiểm tra quy hoạch đất ở bản đồ.

4/ Những tiện ích khác của bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Nai

Ngoài việc giúp người dùng dễ dàng kiểm tra thông tin quy hoạch đất đai khi có ý định mua đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Ứng dụng dongnai lis còn có nhiều tiện ích khác mà người dùng có thể tận dụng. Cụ thể như sau:

– Định vị thửa đất dễ dàng
Không cần dùng đến google map thì bạn cũng có thể dễ dàng tìm đến vị trí thửa đất một cách nhanh chóng bằng con đường ngắn nhất nhờ ứng dụng dongnai list đấy. Cùng xem qua cách thực hiện sau đây nhé!

● Bước 1: Bật định vị điện thoại để xác định vị trí của bạn
● Bước 2: Mở ứng dụng dongnai lis, thực hiện thao tác như bình thường. Khi đó, vị trí của bạn sẽ là chấm xanh trên bản đồ.
● Bước 3: Chấm 2 điểm từ vị trí của bạn đến vị trí thửa đất thì bản đồ quy hoạch đất đai tỉnh Đồng Nai sẽ tự động hướng dẫn bạn đường đi ngắn nhất đến vị trí bạn muốn.

– Dành cho nhân viên quản lý đất đai
Ứng dụng dong nai lis ngoài việc dành cho người dân có ý định muốn mua đất tra cứu thông tin quy hoạch thì còn là một ứng dụng hữu ích cho các nhân viên, cán bộ quản lý đất đai. Phần mềm này sẽ giúp cho các cán bộ dễ dàng nắm được thông tin nguồn gốc đất, những biến động, tài sản gắn liền với đất đai, chủ sở hữu, số lượng hồ sơ đăng ký biến động có liên quan khác,..

Có thể thấy rằng đây là một ứng dụng vô cùng hữu ích lại rất dễ dàng để cài đặt và sử dụng. Vì vậy, quý nhà đầu tư cần tận dụng phần mềm này trong quá trình tìm kiếm đất mua để tránh những rủi ro không mong muốn.

Bên trên là những thông tin về bản đồ quy hoạch Đồng Nai mà Kaiser Land đã cung cấp. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp ích được cho bạn. Nếu có thắc mắc liên quan, quý vị có thể liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ thêm.

0936 792 868

Back To Top