TÌM HIỂU VỀ SỔ ĐỎ VÀ NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT LIÊN QUAN KHÁC

Sổ đỏ không phải là từ ngữ xa lạ đối với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, sổ đỏ là gì, tầm quan trọng ra sao và phải làm sao để được cấp sổ đỏ là vấn đề không phải ai cũng nắm rõ. Hiểu đúng các thông tin về sổ đỏ là điều cần thiết để tránh những rủi ro trong quá trình mua bán bất động sản. Do đó, Kaiser Land xin được gửi đến những thông tin cần thiết liên quan đến “sổ đỏ” để quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn.

1/ Sổ đỏ là gì?

“Sổ đỏ là gì?” là câu hỏi đầu tiên mà bạn cần trả lời được. Sổ đỏ là ngôn ngữ thông thường, ngắn gọn được người dân sử dụng để chỉ về “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất”. Sở dĩ quyển sổ này được người dân gọi là sổ đỏ vì sổ có màu sắc là màu đỏ.

So-do-la-gi.png

Sổ đỏ là từ ngữ thông thường người dân sử dụng để thuận tiện chứ không được pháp luật quy định. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành.

Như vậy, trên cơ sở pháp lý không tồn tại “sổ đỏ” mà chỉ có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất mà thôi.

Thế thì Sổ đỏ hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?
Đây là chứng thư pháp lý để nhà nước xác định người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản gắn liền với đất khác. Cụ thể như sau:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.” Theo Khoản 16, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013.

2/ Sổ đỏ ghi những nội dung gì?

Bên cạnh câu hỏi: Sổ đỏ là gì? thì sổ đỏ ghi những nội dung gì cũng là một câu hỏi đáng được quan tâm khác. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường phát hành Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với một mẫu duy nhất được sử dụng trong phạm vi cả nước. Mọi loại đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất đều sử dụng chung một mẫu thống nhất này (Theo Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT).

So-do-ghi-nhung-noi-dung-gi.png

Sau đây là nội dung ghi được ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Gọi tắt là Giấy chứng nhận):

– Trang 1:
● Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” được in màu đỏ;
● Mục I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen;
● Dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Trang 2:
● Mục II. “Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú;
● Ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận;
● Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.
Sử dụng chữ màu đen cho trang thứ 2.

– Trang 3:
Tiếp tục sử dụng chữ màu đen cho trang thứ 3.
● Mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”;
● Mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”.

– Trang 4:
In chữ màu đen với nội dung:
● Nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”;
● Nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch.

– Trang 5:
Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm:
● Dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”;
● Số hiệu thửa đất;
● Số phát hành Giấy chứng nhận;
● Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;
● Mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” giống như trang 4 của Giấy chứng nhận.

3/ Điều kiện để được cấp sổ đỏ là gì?

Có thể nói, vai trò của sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) là vô cùng quan trọng vì đây là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Thế nên ngoài việc tìm hiểu sổ đỏ là gì, nội dung sổ đỏ ra sao thì điều kiện để được cấp sổ đỏ cũng là một vấn đề cực kỳ quan trọng mà tất cả nhà đầu tư bất động sản cần nắm được.

Dieu-kien-de-duoc-cap-so-do.png

Để biết về điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, mời quý vị xem qua Khoản 1, khoản 2, khoản 3, Điều 100, Luật Đất đai năm 2013 với những trường hợp đủ điều kiện:

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

4/ Các thắc mắc liên quan khác:

Ngoài thông tin về: sổ đỏ là gì, nội dung ghi trên sổ đỏ, điều kiện để được cấp sổ đỏ thì Kaiser Land xin được giải đáp một vài thắc mắc liên quan thường gặp khác cho quý khách hàng.

– Sổ đỏ tên tiếng Anh là gì?
Sổ đỏ Tiếng Anh là gì? Đây cũng là một thắc mắc thường thấy khi tìm hiểu về vấn đề sổ đỏ. Tên tiếng Anh của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay sổ đỏ) là Certificates of land use rights.

– Sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào?
Sổ đỏ và sổ hồng vẫn thường hay bị nhầm lẫn với nhau. Vậy thì liệu 02 loại sổ này có giống nhau? Để phân biệt được sổ đỏ và sổ hồng là gì? bạn có thể xem qua một vài điểm so sánh sau đây:

● Sổ đỏ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất (theo khoản 20 Điều 4 Luật Đất đai 2003). Trong khi đó, Sổ hồng là tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở được cấp cho chủ sở hữu theo quy định:

+ Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
+ Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
(Theo Điều 11 Luật Nhà ở 2005).

● Sổ đỏ là do Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành còn sổ hồng là do Bộ xây dựng ban hành.

● Hai loại sổ này được gọi dựa vào màu sắc của nó.

Tuy nhiên, Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 10/12/2009 đã thống nhất hai loại giấy trên với chung một tên gọi là: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,” do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Nếu đã được Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước ngày 10/12/2009 mà vẫn muốn đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì vẫn được đổi theo quy định.

– Sổ đỏ chung là gì?
Sổ đỏ chung là gì? cũng là một câu hỏi mà Kaiser Land nhận thấy cần được giải đáp. Sổ đỏ chung là loại Giấy chứng nhận đồng sở hữu về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất do 2 phía đứng tên chung trong sổ.

Giấy chứng nhận chung được cấp cho 2 chủ sở hữu với một quyền sở hữu quy chế pháp lý.
● Cả 2 cùng có quyền sở hữu tài sản trong số xác định.
● Khi có vấn đề liên quan đến việc định đoạt thửa đất thì không thể do 1 bên quyết định mà cần có sự đồng thuận của cả 2 bên.

Vì sổ đỏ chung sẽ gặp một số khó khăn trong việc định đoạt tài sản. Do đó, việc tách sổ đỏ riêng là mong muốn của đa số. Tuy nhiên, để có thể tách sổ đỏ riêng thì cần tuân thủ quy định tách thửa với diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật.

– Sổ đỏ lâu dài là gì?
Bạn đã nghe đến sổ đỏ lâu dài chưa? Sổ đỏ lâu dài là gì? cũng là một thắc mắc được nhiều người dân quan tâm vì chưa rõ về khái niệm này. Ngay sau đây sẽ là lời giải đáp dành cho bạn!

Sổ đỏ lâu dài là loại giấy tờ ghi nhận quyền sử dụng đất ở và phi kinh tế của chủ sở hữu trong hạn vĩnh viễn. Còn đất sử dụng vào mục đích kinh tế sẽ có hạn là 50 năm. Theo điều 126, Luật Đất đai 2013, cụ thể về Giấy chứng nhận lâu dài như sau:

● Đối với đất nông nghiệp của các cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Nếu hết thời hạn sử dụng, cá nhân hoặc hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được tiếp tục sử dụng đất khi có nhu cầu.
● Loại đất được dùng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, làm muối và nuôi trồng thủy sản.
● Loại đất sử dụng vào mục đích dịch vụ, thương mại, làm cơ sở để sản xuất phi nông nghiệp. Thực hiện một số dự án đầu tư đối với người Việt định cư ở nước ngoài hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bên trên là thông tin về sổ đỏ là gì cùng những vấn đề liên quan khác về sổ đỏ đã được Kaiser Land giải đáp. Mong ước những tin tức trên thực sự đã thỏa mãn được thắc mắc của quý vị. Với ước ao mang lại những thông tin giá trị cho quý khách hàng, Kaiser Land rất mong nhận được sự đồng hành của quý vị để tiếp tục mang đến những bài viết chất lượng và hữu ích khác.

Bài viết tương tự

0936 792 868

Back To Top