VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI VÀ VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG ĐỒNG NAI

Nếu bạn là một nhà đầu tư bất động sản và Đồng Nai đang là khu vực mà bạn hướng đến. Thế thì việc tìm hiểu về văn phòng công chứng, văn phòng đăng ký đất đai Đồng Nai là điều cần thiết. Ở bài viết này, Kaiser Land sẽ cung cấp các thông tin cần biết về văn phòng đăng ký đất đai và văn phòng công chứng Đồng Nai cho qúy vị được biết thêm.

van-phong-dang-ky-dat-dai-va-van-phong-cong-chung-dong-nai

I/ Văn phòng đăng ký đất đai Đồng Nai

Trước tiên, chúng tôi sẽ giúp quý vị hiểu hơn về văn phòng đăng ký đất đai Đồng Nai có chức năng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào.

1/ Chức năng của văn phòng đăng ký đất đai

Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai có các Chi nhánh trực thuộc được đặt tại các huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh Đồng Nai với chức năng như sau:

1. Tổ chức thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, chỉnh lý thống nhất về biến động sử dụng đất; xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và quản lý hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật; thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đo đạc lập bản đồ địa chính, đo vẽ hiện trạng nhà, các công trình xây dựng trên đất và các loại bản đồ chuyên đề khác;

2. Thực hiện các hoạt động thông tin, lưu trữ về đất đai theo nhiệm vụ của Nhà nước giao thường xuyên và đột xuất; sắp xếp, biên mục hồ sơ lưu trữ; khai thác, cung cấp thông tin và các hoạt động cung ứng dịch vụ về lĩnh vực đất đai; tiếp nhận, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Đăng ký đất đai.

van-phong-dang-ky-dat-dai-va-van-phong-cong-chung-dong-nai-1

2/ Cơ cấu tổ chức, bộ máy

Văn phòng đăng ký đất đai Đồng Nai có mô hình như sau:
– Văn phòng đăng ký tỉnh
– Các phòng đội
– Các chi nhánh trực thuộc
Các Chi nhánh trực thuộc được bố trí theo phạm vi địa bàn (mỗi Chi nhánh phụ trách một đơn vị hành chính cấp huyện).

Cụ thể như sau:

1. Ban Giám đốc:

– Ông : Lê Thanh Tuấn – Giám đốc;

– Ông Nguyễn Đình Nghĩa – Phó Giám đốc;

– Ông Trần Hữu Phước – Phó Giám đốc;

2. Các phòng, đội trực thuộc:

– Phòng Hành chính – Tổng hợp;

– Phòng Kế hoạch – Tài chính;

– Phòng Kỹ thuật;

– Phòng Thẩm định cấp giấy;

– Phòng Thông tin Lưu trữ;

– Đội Đăng ký đất đai;

– Đội Đo đạc bản đồ.

3. Các Chi nhánh trực thuộc:

– Chi nhánh Biên Hòa;

– Chi nhánh Long Thành;

– Chi nhánh Nhơn Trạch;

– Chi nhánh Trảng Bom;

– Chi nhánh Thống Nhất;

– Chi nhánh Long Khánh;

– Chi nhánh Xuân Lộc;

– Chi nhánh Cẩm Mỹ;

– Chi nhánh Tân Phú;

– Chi nhánh Định Quán;

– Chi nhánh Vĩnh Cửu.

3/ Nhiệm vụ của văn phòng đăng ký đất đai tỉnh

Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh có nhiệm vụ gì? Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều khách hàng khi tìm hiểu về vấn đề này. Và lời giải đáp cho bạn ngay bên dưới đây:

1. Thực hiện các thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là giấy chứng nhận), trên địa bàn tỉnh đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật; đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

2. Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và đăng ký biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp được sở hữu nhà tại Việt Nam), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.

3. Thực hiện các hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất giữa tổ chức với hộ gia đình, cá nhân (riêng địa bàn thành phố Biên Hòa thực hiện các hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất của tất cả các đối tượng) đối với các trường hợp người nhận quyền sử dụng đất không có nhu cầu cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất mà chỉ thực hiện chỉnh lý vào trang 4 giấy chứng nhận.

4. Lập và quản lý toàn bộ hồ sơ địa chính đối với tất cả các thửa đất trên địa bàn tỉnh; cấp hồ sơ địa chính cho các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký tỉnh và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã); xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; kiểm tra việc nhập dữ liệu thuộc tính địa chính trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

5. Chỉnh lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính khi có biến động về sử dụng đất và về sở hữu tài sản gắn liền với đất; gửi thông báo chỉnh lý biến động đối với những trường hợp biến động thuộc thẩm quyền cấp tỉnh cho Ủy ban nhân dân cấp xã để chỉnh lý hồ sơ địa chính.

6. Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan có chức năng để xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và tài sản gắn liền với đất đối với các trường hợp thực hiện thủ tục đất đai tại Văn phòng Đăng ký tỉnh.

7. Lưu trữ, quản lý bản lưu, bản sao giấy chứng nhận và các loại giấy tờ khác hình thành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định; thu thập, biên mục, chỉnh lý và lưu trữ hồ sơ, tài liệu về đất đai.

8. Thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất, khu đất, các loại bản đồ chuyên đề; đo vẽ hiện trạng nhà ở và các công trình xây dựng trên đất; kiểm tra chất lượng tài liệu trích đo địa chính thửa đất, khu đất và tài sản gắn liền với đất do người sử dụng đất cung cấp trước khi sử dụng, quản lý.

9. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Đồng Nai.

10. Cung cấp bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và các thông tin khác về đất đai và tài sản gắn liền với đất phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của cộng đồng.

11. Thực hiện việc thu phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận, đăng ký biến động, đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp và các dịch vụ về cung cấp thông tin đất đai; trích đo địa chính thửa đất, khu đất, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật.

12. Biên mục, chỉnh lý tài liệu hồ sơ lưu trữ và các hoạt động cung ứng dịch vụ khác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Đăng ký đất đai và các nhiệm vụ có thu do Nhà nước giao.

13. Kiểm tra việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính; kiểm tra và cập nhật file bản đồ địa chính do các đơn vị có chức năng đo đạc bản đồ thực hiện trước khi sử dụng; cung cấp số thửa chính thức cho các chi nhánh để phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận.

14. Tư vấn và thực hiện lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

15. Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đất theo quy định của pháp luật.

16. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành về tình hình thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực công tác được giao.

17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giao.

4/ Quyền hạn của văn phòng đất đai tỉnh

Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh có quyền hạn như thế nào? Đây cũng là một vấn đề mà chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cho quý vị ngay ở bên dưới đây. Có 6 quyền hạn của văn phòng đất đai tỉnh:

1. Được chủ trì hoặc tham gia trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, dự án, đề án trong lĩnh vực đất đai theo sự phân công của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.

2. Được ký kết các hợp đồng, các văn bản giao dịch với các tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

3. Được quyền chọn đơn vị thi công, tổ chức đấu thầu, đề xuất các giải pháp thực hiện; kiểm tra tiến độ, chất lượng công trình; tổ chức nghiệm thu công trình, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực đất đai trong phạm vi được ủy quyền.

4. Được ký kết các hợp đồng với đơn vị thi công, thuê tư vấn giám sát, kiểm tra, nghiệm thu các công trình, nhiệm vụ về lĩnh vực quản lý đất đai.

5. Ngoài số biên chế sự nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai giao hàng năm, được quyền tuyển dụng viên chức, tuyển dụng lao động có thời hạn, lao động thời vụ, thuê mướn lao động để phục vụ công việc của đơn vị theo chương trình công tác hàng năm.

6. Được đề nghị các phòng, đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa cung cấp thông tin, văn bản cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; giao nộp hồ sơ, tài liệu, dữ liệu về lĩnh vực đất đai để cập nhật, lưu trữ theo quy định.

Nếu quý vị nào quan tâm đến văn phòng đăng ký đất đai Đồng Nai thì mong rằng những thông tin bên trên của chúng tôi sẽ giúp ích cho quý vị.

II/ Văn phòng công chứng Đồng Nai

Văn phòng công chứng cũng là nơi mà các nhà đầu tư bất động sản thường xuyên lui tới trong quá trình thực hiện các thủ tục mua bán đất. Các thông tin về văn phòng công chứng Đồng Nai sẽ được chúng tôi cung cấp ngay bên dưới đây.

van-phong-dang-ky-dat-dai-va-van-phong-cong-chung-dong-nai-2

1/ Văn phòng công chứng là gì?

Văn phòng công chứng là tổ chức, cơ quan, đơn vị được phép hành nghề công chứng tại Việt Nam. Văn phòng công chứng sẽ thay mặt Nhà nước chứng nhận tính xác thực và hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch theo Luật Công chứng do Quốc hội Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành ngày 20/06/2014 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác.

2/ Chức năng của văn phòng công chứng

Cũng như các văn phòng công chứng khác trên toàn nước Việt Nam, văn phòng công chứng ở Đồng Nai sẽ có chức năng như sau:

– Văn phòng công chứng có chức năng xác thực cũng như chứng nhận tính chính xác và hợp pháp của các hợp đồng giao dịch dân sự dưới dạng văn bản hay những giấy tờ khác,..

– Văn phòng công chứng sẽ góp phần giúp đảm bảo an toàn cho các bên khi tham gia giao dịch và ký kết hợp đồng.

Với chức năng nêu trên, sự có mặt của văn phòng công chứng sẽ góp phần giúp giảm gánh nặng cho các cơ quan nhà nước về vấn đề này. Các bên giao dịch cũng có thể nhanh chóng ký kết hợp đồng và thực hiện giao dịch hợp pháp, nhanh chóng.

3/ Đặc điểm của văn phòng công chứng

Văn phòng công chứng sẽ có một số đặc điểm như sau:
– Văn phòng công chứng có con dấu riêng
– Văn phòng công chứng có tài khoản ngân hàng riêng
– Văn phòng công chứng tự chủ về tài chính nhờ nguồn thu từ việc công chứng cũng như các nguồn thu hợp pháp khác.

4/ Thẩm quyền của văn phòng công chứng

Khi tìm hiểu về văn phòng công chứng Đồng Nai, thẩm quyền của văn phòng công chứng là vấn đề quan trọng mà quý vị cần nắm được. Cụ thể thì thẩm quyền của văn phòng công chứng như sau:

+ Công chứng các hợp đồng, giao dịch theo quy định của pháp luật về công chứng như: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, công chứng tặng cho nhà đất, hợp đồng thế chấp bất động sản, hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền, di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản, công chứng bản dịch, công chứng thỏa thuận tài sản vợ chồng….

+ Chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận theo quy định tại nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính Phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký (trừ việc chứng thực chữ ký người dịch) và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Với thẩm quyền trên thì các văn bản công chứng, chứng thực của công chứng viên từ văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng thì đều có giá trị pháp lý tương tự nhau.

5/ Các văn phòng công chứng ở Đồng Nai

Chắc chắn, quý vị rất muốn biết về các văn phòng công chứng ở tỉnh Đồng Nai nằm ở vị trí nào để tiện cho việc tìm kiếm. Sau đây là địa chỉ các văn phòng công chứng nhà nước ở tỉnh Đồng Nai:

Văn phòng công chứng số 1 phường Thanh Bình, Biên Hoà

– 1B, đường 30/4, phường Thanh Bình, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai

Văn phòng công chứng số 2 huyện Định Quán

– Ấp Hiệp Tâm 2, thị trấn Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai

Văn phòng công chứng số 3 thành phố Long Khánh

– Khu phố 1, đường CMT8, phường Xuân Hòa, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

Văn phòng công chứng số 4 Long Thành

– Khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

Ngoài các văn phòng công chứng nhà nước thì các văn phòng công chứng tư nhân Đồng Nai có địa chỉ như sau:

VPCC Hoàng Long

– Số 18C/25 đường Nguyễn Ái Quốc, phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

VPCC Lê Tâm

– Số 2 đường Lê Quý Đôn, khu phố 3, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

VPCC Bình Đa

– A7 khu phố 3B, phường Bình Đa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

VPCC Mạnh Hùng – Đồng Nai

– (thay thế tên cũ VPCC Tín Nghĩa theo QĐ số 1089/QĐ-UBND ngày 6/5/2010) Đường 25B, ấp Bình Phú, xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

VPCC Hố Nai

– Số 44/3 ấp Thanh Hóa, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

VPCC Trấn Biên

– Số 2/1 đường Phạm Văn Thuận, khu phố 2, phường Tâm Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

VPCC Thống Nhất

– Số 240 đường Phạm Văn Thuận, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

VPCC Khải Nguyên

– Số 39 đường 319, ấp Đoàn Kết, xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

VPCC An Hòa

– Quốc lộ 51, ấp Đất Mới, xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

VPCC Long Biên

– Ấp Tân Mai II, xã Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

VPCC Thuận Tâm

– Khu 4, thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

VPCC Bửu Hòa

– K3/231C đường Bùi Hữu Nghĩa, ấp Tân Bình, phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

VPCC Dầu Giây

– Khu vực ngã ba Dầu Giây, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai

VPCC Kiệm Tân

– Khu vực xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai

VPCC Như Ý

– Khu vực thị trấn Tân Phú, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai

VPCC Vĩnh An

– Khu vực thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

Chúng tôi đã cung cấp các thông tin về văn phòng đăng ký đất đai và văn phòng công chứng Đồng Nai thông qua bài viết này. Hy vọng những thông tin trên thực sự giá trị đối với bạn! Cảm ơn bạn đã dành thời gian xem qua bài viết này.

 

Bài viết tương tự

0936 792 868

Back To Top