TRÍCH LỤC LÀ GÌ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KHÁC

Tìm hiểu về vấn đề trích lục cũng là một phần quan trọng mà người sử dụng đất cần hiểu rõ. Tuy nhiên, trích lục là gì? Tại sao cần xin trích lục bản đồ địa chính? Các câu hỏi liên quan đến trích lục này không phải ai cũng nắm được câu trả lời. Bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề trích lục đất và các vấn đề liên quan!

1/ Trích lục đất là gì? Trích lục bản đồ địa chính là gì?

Với nhiều người, trích lục không phải là từ ngữ quen thuộc tuy nhiên đây lại là một thủ tục rất quen thuộc trong cuộc sống. Để biết trích lục là gì? thì bạn có thể xem qua định nghĩa của Luật hộ tịch 2014, Điều 4 như sau:

“Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bảo sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.”

Thực tế cho thấy, không chỉ hộ tịch mà rất nhiều vấn đề khác trong cuộc sống mà chúng ta cũng cần xin trích lục như trích lục giấy tờ đất, khai sinh, khai tử,..

trich-luc-la-gi-va-nhung-van-de-lien-quan-khac

Vậy thì trích lục đất là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì trích lục đất là công việc sao chép và ghi lại thông tin của một thửa đất về diện tích, vị trí hay hình dáng của thửa đất. Trích lục đất sẽ giúp cho người sử dụng đất thực hiện quyền của mình và nhà nước cũng có cơ sở để quản lý đất đai cách thuận tiện hơn.

Vậy trích lục bản đồ địa chính là gì?

Bên cạnh trích lục đất thì còn có trích lục bản đồ địa chính. Nhiều thắc mắc đặt ra vì không biết liệu 2 trích lục này có giống nhau không?

Nếu trích lục đất cho chúng ta biết thông tin chính xác về một thửa đất nhất định thì trích lục bản đồ địa chính sẽ cho thông tin bao gồm một thửa đất và một khu vực đất. Như vậy, khi xem trích lục đất (trên giấy hoặc trên bản đồ kỹ thuật số) thì bạn sẽ biết về ranh giới, phạm vi của thửa đất, tên chủ sở hữu đất,… trên bản đồ địa chính. Ngoài ra, trích lục bản đồ địa chính còn cung cấp thông tin về các công trình liên quan, hệ thống giao thông và thủy lợi,…

Mặc dù trích lục bản đồ địa chính cung cấp thông tin về một thửa đất và một khu vực đất nhất định nhưng đây không phải là văn bản pháp lý để chứng minh quyền sử dụng đất, người sử dụng đất cần lưu ý.

2/ Tại sao cần xin trích lục bản đồ địa chính?

Thông tin về trích lục đất là gì, trích lục bản đồ địa chính là gì đã được chúng tôi làm rõ ở phần 1. Thế thì một câu hỏi khác được đặt ra đó là tại sao cần phải trích lục bản đồ địa chính? Trích lục bản đồ địa chính sẽ đem đến 02 ích lợi quan trọng như sau:

– Đối với cơ quan nhà nước: Trích lục giúp cơ quan quản lý đất đai của nhà nước có thể dễ dàng quản lý và thực hiện các thủ tục đất đai liên quan khác như thu hồi đất, cho thuê đất, cấp quyền sử dụng đất,..

– Đối với người sử dụng đất: Trích lục giúp người sử dụng đất biết rõ thông tin về thửa đất mà mình đang sở hữu để thực hiện các quyền của mình. Cũng nhờ trích lục mà vấn đề tranh chấp đất đai được hạn chế.

Có thể thấy rằng trích lục đất và trích lục bản đồ địa chính là vô cùng cần thiết không chỉ đối với cơ quan nhà nước mà người sử dụng đất cũng rất cần đến trích lục này.

3/ Những trường hợp cần trích lục đất và trích lục bản đồ địa chính

Để có thể hiểu rõ hơn về sự cần thiết của trích lục đất hay trích lục bản đồ địa chính, chúng tôi sẽ đưa ra một vài trường hợp cần đến trích lục.

trich-luc-la-gi-va-nhung-van-de-lien-quan-khac

– Trường hợp 1: Đất chưa có bản đồ địa chính và chưa có trích đo thửa đất
Nếu đất chưa có bản đồ địa chính và chưa có trích đo thửa đất thì cần thực hiện trích lục. Căn cứ theo Khoản 3, Điều 77, Nghị định 43/2013/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 201, cụ thể như sau:

“Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.”

– Trường hợp 2: Người xin giao đất, thuê đất có yêu cầu đến cơ quan nhà nước quản lý đất đai
Một trường hợp cần đến trích lục khác đó chính là khi người xin giao đất, thuê đất có yêu cầu đến cơ quan nhà nước quản lý đất đai. Cụ thể, theo điểm d, khoản 1, điều 3, Thông tư 30/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi trường có quy định như sau:

“d) Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.

Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ địa chính thửa đất đối với những nơi đã có bản đồ địa chính hoặc thực hiện trích đo địa chính thửa đất theo yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất.”

– Trường hợp 3: Người sử dụng đất xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản liên quan đến đất
Đối với trường hợp xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản liên quan đến đất thì đây cũng là trường hợp cần đến trích lục đất và trích lục bản đồ địa chính.

Như vậy, dựa vào trích lục bản đồ địa chính thì cơ quan chức năng có thể biết được cụ thể ranh giới, diện tích đất của người sử dụng. Từ đó, cơ quan nhà nước có thể dễ dàng so sánh kết quả trên trích lục bản đồ địa chính với thực tế thửa đất để có hướng giải quyết cho các vấn đề tranh chấp đất đai.

– Trường hợp 4: Người sử dụng đất sử dụng các quyền của mình
Thêm một trường hợp cần đế trích lục bản đồ địa chính đó là khi người sử dụng đất sử dụng các quyền của mình như cho thuê, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất,.. Khi đó, để thực hiện quyền của người sử dụng đất trong các giao dịch trên thì việc trích lục bản đồ địa chính để biết rõ thông tin thửa đất là điều cần thiết.

– Trường hợp 4: Cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
Dựa vào điểm b, khoản 2, Điều 70 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ có đề cập đến trình tủ, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất có quy định như sau:

“Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);

Bên trên là một số trường hợp cần sử dụng đến trích lục thửa đất hay trích lục bản đồ địa chính thường gặp nhất. Ngoài ra, vẫn có những trường hợp cần đến trích lục này như khi ranh giới đất bị mờ hoặc bị mất.

Hy vọng với các thông tin về trích lục là gì và những vấn đề liên quan khác mà Kaiser Land đã giúp quý vị quen với cụm từ này cũng như hiểu rõ mức độ quan trọng của trích lục. Tin rằng đây thực sự là những thông tin hữu ích dành cho bạn!

Bài viết tương tự

0936 792 868

Back To Top